Page 8 - Giáo trình môn học nghiên cứu khoa học
P. 8
Tính xác đáng, khả thi, bức thiết, ứng dụng, đạo đức, sự ủng hộ của địa
phương … để lựa chọn vấn đề nghiên cứu ưu tiên. Chỉ được coi là vấn đề
nghiên cứu khi: Vấn đề đó là có thật và đang tồn tại; vấn đề đó gây bức xúc cho
người bệnh, người nhà, chúng ta hoặc xã hội và chúng ta có đủ năng lực, vật lực
và tài lực để giải quyết vấn đề đó.
3.1.5. Nêu giả thuyết khoa học
Giả thuyết nghiên cứu là một câu có tính chất giả định, nêu lên dự báo
trước về mối quan hệ nhân quả giữa hai hay nhiều biến số nghiên cứu mà người
nghiên cứu mong đợi tìm được trong kết quả nghiên cứu.
3.2. Xác định mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là phần tóm tắt nhất những gì mà nghiên cứu mong
muốn đạt được. Nó liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề và phải phù hợp với
tên đề tài nghiên cứu, với nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu phải được
xác định sao cho phù hợp với nội dung và khả năng giải quyết của đề tài.
3.3. Xây dựng đề cương nghiên cứu
3.3.1. Xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Cần nêu rõ đối tượng nghiên cứu là ai, cái gì. Cần đưa ra các tiêu chuẩn
lựa chọn, tiêu chuẩn loại trừ.
3.3.2. Chọn phương pháp nghiên cứu
Trong môn học, sẽ chú trọng đến phương pháp mô tả cắt ngang là nghiên
cứu được thực hiện trên những cá thể có mặt trong quần thể nghiên cứu vào
đúng thời điểm nghiên cứu được thực hiện để tìm ra tần số của một phơi nhiễm
(hay một bệnh) hoặc sự phân bố của một hiện tượng sức khỏe nào đó hay tìm ra
căn nguyên của một bệnh hay các nguy cơ gây bệnh.
3.3.3. Xác định quần thể nghiên cứu và chọn mẫu, cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu phù hợp với phương pháp nghiên cứu, lứ
chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp để có được mẫu đại diện cho quần thể
nghiên cứu.
3.3.4. Xác định biến số nghiên cứu
8