Page 90 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 90
+ Mới sinh đến hết năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ có nhu cầu ngủ nhiều nhất (22
giờ/ ngày)
+ Trẻ 6 tuổi có nhu cầu ngủ trung bình 10 tiếng/ ngày, từ 10 tuổi trở đi 08 tiếng/
ngày.
+ Tuổi càng cao, thời gian ngủ trong ngày có xu hướng ngắn đi và giấc ngủ ngày
càng hay bị gián đoạn.
Khi rối loạn giấc ngủ nặng nề và kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng sâu
sắc tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người bệnh.
Khi thăm khám người bệnh mất ngủ, người thầy thuốc cần tìm nguyên nhân
mất ngủ do quá trình bệnh lý cơ thể, bệnh lý tâm thần, do hoàn cảnh hay là một
loại rối loạn giấc ngủ đặc biệt.
1.1.2. Rối loạn giấc ngủ
Là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, xảy ra ở phụ nữ nhiều
hơn nam giới, đặc biệt ở người cao tuổi. Ở nước ta, xu hướng rối loạn giấc ngủ gia
tăng nhanh ở những người cao tuổi trong những năm gần đây.
Ở những người có tình trạng rối loạn giấc ngủ, làm cơ thể không được hồi
phục sức khỏe đầy đủ, sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng tới
thần kinh. Lâu ngày còn có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, chán nản, trầm cảm hay
cáu gắt, chán ăn, buồn bã, bi quan,…
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là căn bệnh khá phổ biến không chỉ
riêng Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới. Khi càng lớn tuổi, thói quen sinh
hoạt và giấc ngủ cũng thay đổi theo đó. Do vậy, dẫn đến các rối loạn như:
Khó ngủ.
Thời gian ngủ ít hơn.
Thường xuyên tỉnh giấc từ nửa đêm về sáng.
Ngủ không ngon giấc.
2. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
84