Page 87 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 87
- Thường xuyên khuyến khích người bệnh tự làm những việc đơn giản như: mặc
áo, đánh răng…,khen ngợi khi họ thành công.
- Khuyến khích người bệnh tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên.
- Hỗ trợ người bệnh tắm rửa, vệ sinh hàng ngày phòng tránh nhiễm trùng.
5.3.3. Chăm sóc các vấn đề tâm lý, rối loạn ngôn ngữ, giấc ngủ cho người bệnh
- Thể hiện sự tôn trọng người bệnh.
- Tạo cho người bệnh cảm giác được yêu thương, chăm sóc: Lắng nghe, tâm sự với
người bệnh về những chuyện trong quá khứ mà người bệnh muốn chia sẻ.
- Nên trưng bày hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích thích trí nhớ, nhất là
những hình gợi lại sự thành công, người thân. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc
nhở ngày tháng, thời gian. Con cháu nên tới thăm hỏi thường xuyên.
- Giúp người bệnh tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi
hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ.
- Khuyến khích người bệnh giao tiếp trong sinh hoạt, giao tiếp xã hội để cải thiện
vấn đề ngôn ngữ: Tạo điều kiện cho người bệnh tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ
sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi, các lớp học về chủ đề mà người
bệnh yêu thích...
- Đảm bảo giấc ngủ: Hạn chế cafein trong ngày, tránh tình trạng ngủ vào ban ngày
và tạo ra những cơ hội để tập luyện trong ngày có thể giúp ngăn ngừa mất ngủ ban
đêm...
- Khi người bệnh có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập
viện điều trị.
5.3.4. Động viên, hướng dẫn người thân chăm sóc cho người bệnh
- Giải thích về bệnh và tiến triển của bệnh.
- Động viên người nhà/người chăm sóc trong việc chăm sóc lâu dài, toàn diện cho
người bệnh.
- Hướng dẫn các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người bệnh.
81