Page 85 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 85
- Rối loạn trầm cảm, rối loạn ngôn ngữ, mất ngủ, lo âu,....
- Gia đình và người chăm sóc mệt mỏi và lo lắng về tình trạng bệnh
5.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Người bệnh có thể mất mọi khả năng tự chăm sóc bản thân, đòi hỏi người chăm
sóc phải kiên nhẫn, hiểu biết về bệnh và các hỗ trợ cho người bệnh.
5.3.1. Đảm bảo an toàn cho người bệnh:
- Điều chỉnh môi trường tại nhà để giúp người bệnh sinh hoạt trong môi trườngtiện
lợi và an toàn:
+ Luôn có người chăm sóc ở bên cạnh người bệnh(tốt nhất là người thân trong gia
đình).
+ Thuốc dùng để điều trị không nên để trong tầm tay người bệnh nếu như đã có
xuất hiện triệu chứng lú lẫn.
+ Cần tạo một môi trường sống tăng tính an toàn cho người bệnh: Không để các
vật có thể gây sát thương, dễ vỡ, vật nguy hiểm cạnh người bệnh.
+ Giữ đồ đạc ở nguyên vị trí để tránh lộn xộn và giúp đề phòng ngã.
+ Lắp khóa vào tủ để thuốc, rượu, súng, chất độc và những dụng cụ và đồ đạc nguy
hiểm.
o
+ Đặt bình nước nóng ở nhiệt độ không quá 50 C để phòng ngừa bỏng; lắp thanh
vịn để phòng ngã; giữ sàn nhà khô, tránh trơn trượt.
-Theo dõi tình trạng đi lang thang: Đi lang thang là một vấn đề phổ biến. Trong
một số trường hợp, thẻ bỏ túi với hướng dẫn đơn giản, như “Gọi tới số” (với số
điện thoại bên dưới) và một ghi chú như “Giảm trí nhớ”. Xác định nguyên nhân đi
lang thang: dấu hiệu người bệnh Alzheimer đang tìm kiếm cái gì đó như nhà vệ
sinh, tìm kiếm một hoạt động có ý nghĩa hoặc sự an ủi. Một số chuyên gia cho rằng
đưa người thân đi dạo hàng ngày sẽ giúp làm giảm tình trạng đi lang thang.
5.3.2. Hỗ trợ người bệnh trong việc thực hiện các nhu cầu cơ bản hàng ngày
5.3.2.1. Chế độ ăn uống
79