Page 82 - Giáo trình môn học chuyên khoa lão khoa
P. 82
+ Có khuynh hướng đi lang thang và bị lạc.
Ởgiai đoạn cuối của bệnh, người bệnh mất khả năng phản ứng với môi
trường xung quanh, không thể tham gia trò chuyện và cuối cùng là không thể kiểm
soát cử động. Họ vẫn có thể nói được các từ hoặc cụm từ.
Người bệnh ở giai đoạn cuối cần sự giúp đỡ trong rất nhiều hoạt động hàng
ngày, bao gồm cảăn uống và sử dụng nhà vệ sinh. Các phản xạ trở nên bất thường;
cơ bắp dần dần cứng lại; việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn.
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng
- Chụp CT scanner, MRI: teo não
- Chụp positron cắt lớp (PET): hình ảnh amyloid PET cao
- Dịch não tủy : Nồng độ tau protein cao, nồng độ amyloid beta (Aβ) thấp
3. Điều trị
3.1. Điều trị bằng thuốc
Các thuốc chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ
không điều trị khỏi bệnh.
- Ba loại chất ức chế ức chếcholinesterase thường được sử dụng trong điều trị là:
+ Donepezil (Aricept)
+ Rivastigmine (Exelon)
+ Galantamine (Razadyne)
Các thuốc này có tác dụng không mog muốn như: buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim.
- Nếu người bệnh có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì
cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần.
3.2. Các biện pháp khác
- Tạo môi trường tâm lý (câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi).
- Cố gắng không thay đổi môi trường sống của bệnh nhân vì bệnh nhân
Alzheimer sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thích nghi với môi trường sống mới.
76