Page 112 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 112

- Nếu làm sạch nệm, lau sạch lớp vỏ không thấm nước bằng chuyển động hình chữ

                     S và vải không mài mòn. Xoay nệm và làm sạch mặt dưới, sau đó làm sạch tất cả

                     các cạnh. Thay nước lau khi đục/bẩn, Thay khăn/giấy lau khi bẩn hoặc khô. Để nệm

                     khô, sau đó lau tất cả các bề mặt bằng khăn/giấy lau có hóa chất làm sạch (tẩy rửa).
                     Khi khung giường, nệm khô, thay thế bất kỳ vật dụng nào đã được gỡ bỏ trước khi

                     bắt đầu làm sạch.

                     - Hạ thấp hoặc nâng giường về vị trí ban đầu.

                     - Loại bỏ khăn/giấy lau dùng 1 lần. Thu gom khăn dùng nhiều lần đã sử dụng vào

                     túi riêng mang giặt trước khi dùng lại.
                     -Làm sạch, làm khô và lưu giữ xô vệ sinh vào đúng nơi quy định.

                     -Tháo tạp dề và găng tay. Rửa tay.

                     2.7. Xử lý dụng cụ


                     2.7.1. Khái niệm làm sạch, khử nhiễm, khử khuẩn và tiệt khuẩn

                            Làm sạch là một quá trình loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai (ví dụ: chất

                     bẩn, tổ chức cơ thể) ra khỏi dụng cụ, thường được thực hiện bằng nước và xà phòng
                     hoặc các chất enzyme. Làm sạch cần được thực hiện trước khi khử khuẩn và tiệt

                     khuẩn.

                            Khử nhiễm: là một quá trình loại bỏ các vi sinh vật (VSV) gây bệnh khỏi

                     các dụng cụ, làm cho các dụng cụ trở nên an toàn khi sử dụng chúng.

                            Khử khuẩn (Disinfection): là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh

                     vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Trong bệnh viện, khử

                     khuẩn thường được thực hiện bằng cách ngâm dụng cụ  vào trong dung dịch hoá

                     chất hoặc bằng phương pháp Pasteur. Trong thực hành, rất nhiều yếu tố có thể làm

                     mất hoặc làm hạn chế hiệu lực khử khuẩn, ví dụ các dụng cụ không được làm sạch
                     hoặc còn dính các chất hữu cơ; mức độ ô nhiễm VSV; nồng độ của chất khử khuẩn;

                     thời gian dụng cụ tiếp xúc với chất khử khuẩn; đặc tính của dụng cụ (khe kẽ, khớp

                     nối, lòng ống); nhiệt độ và pH của môi trường khử khuẩn.

                            Theo định nghĩa, khử khuẩn không giống như tiệt khuẩn ở chỗ không diệt

                     được bào tử vi khuẩn. Tuy nhiên, một số chất khử khuẩn mới vẫn có thể diệt được

                     bào tử nếu thời gian tiếp xúc đủ lâu (từ 6-10 giờ tùy thuộc loại hóa chất sử dụng).

                     Trong những điều kiện như vậy, những sản phẩm này được gọi là chất tiệt khuẩn.

                                                               107
   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117