Page 117 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 117
được Mycobacteria và bào tử
vi khuẩn,
Một số vấn đề có thể gặp phải khi phân loại dụng cụ
Cần phải xác định rõ DC thuộc nhóm nào để quyết định lựa chọn phương
pháp khử KK, TK thích hợp là một bắt buộc đối với nhân viên tại trung tâm KK,
TK của các cơ sở KBCB, cũng như nhà lâm sàng, người trực tiếp sử dụng những
DC này.
Những DC dùng trong phẫu thuật nội soi hô hấp, ổ bụng, đưa vào khoang vô
khuẩn nên bắt buộc phải TK, còn những DC nội soi dùng trong chẩn đoán dạ dày
ruột, được xếp vào nhóm tiếp xúc với niêm mạc (bán thiết yếu), nên có thể chỉ cần
KK mức độ cao.
Kìm sinh thiết, bấm vào mô những người bệnh chảy máu nặng như giãn tĩnh
mạch thực quản, là DC tiếp xúc với mô vô trùng mạch máu nên phải được TK đúng
quy định, không được KK mức độ cao..
2.7.3. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ
2.7.3.1. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ
- Dụng cụ khi sử dụng cho mỗi người bệnh phải được xử lý thích hợp
- Dụng cụ sau khi xử lý phải được bảo quản bảo đảm an toàn cho đến khi sử dụng
- Nhân viên y tế phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ
- Dụng cụ y tế trong các cơ sở KBCB phải được quản lý và xử lý tập trung
2.7.3.2. Nguyên tắc chọn lựa hóa chất khử và tiệt khuẩn dụng cụ
Tương ứng với các yêu cầu về khử và tiệt khuẩn dụng cụ là việc chọn lựa hóa chất
khử và tiệt khuẩn sao cho phù hợp với mục đích sau cùng đạt được của dụng cụ cần
đem sử dụng, do vậy việc chọn lựa hóa chất khử khuẩn phải dựa trên những nguyên
tắc cơ bản sau:
- Dựa vào tiêu chuẩn chọn lựa hóa chất sao cho đạt hiệu quả, không tốn kém và
không gây tổn hại dụng cụ (bảng 7.3)
- Dựa vào khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hóa chất (bảng 7.4, 7.5)
112