Page 115 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 115
cao. Mặc dù các số liệu nghiên cứu còn hạn chế nhưng không thấy có bằng chứng
cho thấy khử khuẩn mức độ cao các ống nội soi này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Dụng cụ sau khi được khử khuẩn mức độ cao bằng dung dịch khử khuẩn cần
được rửa lại bằng nước vô khuẩn để loại bỏ hoàn toàn chất khử khuẩn còn đọng ở
dụng cụ. Không nên rửa bằng nước máy ở giai đoạn này vì có thể làm ô nhiễm dụng
cụ. Trong trường hợp không có nước vô khuẩn (nước cất hoặc nước đun sôi để
nguội) thì có thể rửa lại dụng cụ dưới vòi nước máy nhưng sau đó phải tráng lại
dụng cụ bằng dung dịch cồn 70%. Mọi dụng cụ sau quá trình khử khuẩn cần được
làm khô và lưu giữ cẩn thận sao cho không bị ô nhiễm lại.
2.7.2.3. Các dụng cụ thông thường
Các dụng cụ này thường chỉ tiếp xúc với vùng da lành mà không tiếp xúc với
niêm mạc khi được sử dụng. Da lành là một hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi
khuẩn. Do vậy, nhóm dụng cụ này chỉ cần khử khuẩn mức độ thấp .
Một số dụng cụ như bô, huyết áp kế, nạng, thành giường, đồ vải, cốc chén
của người bệnh, bàn đêm... có thể chỉ cần làm sạch tại nơi sử dụng mà không cần
phải chuyển xuống Trung tâm tiệt khuẩn. Tuy nhiên, những dụng cụ này có thể gây
lan truyền thứ phát nếu như NVYT không tuân thủ đứng quy trình xử lý dụng cụ.
Cụ thể hóa các dụng cụ và những yêu cầu bắt buộc khi xử lý các dụng cụ
dùng lại là một bắt buộc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, và phải được quy
định cụ thể.
110