Page 110 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 110
nhà NB, khách thăm) thường xuyên cầm nắm, nên nguy cơ lây nhiễm và phát tán
mầm bệnh cao.
c7. Vệ sinh bề mặt khi có máu và dịch cơ thể
Các bề mặt đôi khi có thể bị bắn/đổ tràn máu, dịch cơ thể từ NB/từ sự bất cẩn của
NB, NVYT, người nhà NB. Việc xử lý cần phải được thực hiện ngay lập tức bởi
nhân viên vệ sinh đã được huấn luyện một cách cẩn thận nhằm ngăn ngừa phát tán
và lây lan tác nhân gây bệnh cho mọi người trong các cơ sở KBCB. Quy trình xử lý
và phương tiện phải luôn có đủ và sẵn sàng ở mọi khu vực vệ sinh trong các cơ sở
KBCB.
Khi xử lý cần thiết phải có biển báo “Sàn ướt” hoặc “Không qua lại”. Phương tiện
để thực hiện cần phải có đủ như sau:
- Túi nhựa đựng chất thải lây nhiễm.
- Găng tay cao su dày, mủ, mặt nạ và kính bảo hộ (nếu cần).
- Thuốc tẩy Hypocloride nồng độ 1%.
- Lượng khăn giấy đủ dùng, giẻ lau bề mặt.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất vệ sinh, mang phương tiện PHCN và đặt biển
báo.
Bước 2: Pha hóa chất lau bề mặt theo quy định.
Bước 3: Lấy bỏ các chất đổ tràn, cần cẩn thận thực hiện các bước sau:
- Dùng khăn giấy phủ lên trên vết máu, dịch đổ tràn.
- Rưới dung dịch khử khuẩn Hypocloride nồng độ 0,5% - 1% lên trên khăn giấy và
để 10 phút (tối thiểu trong 2 phút).
- Lau chùi khu vực có đổ tràn với khăn giấy, bỏ khăn giấy vào túi nhựa đựng chất
thải lây nhiễm
- Dùng giẻ thấm dung dịch khử khuẩn Hypocloride nồng độ 0,5%-1% lau lại vùng
bề mặt ô nhiễm.
- Dùng khăn sạch ẩm lau lại bề mặt được khử khuẩn.
105