Page 108 - Giáo trình điều dưỡng cơ sở - HPET
P. 108
Chú ý: Báo cáo các lỗi, ví dụ, những vật bị nứt vỡ hay gãy hoặc bất cứ sự hình
thành lớp rỉ sét nào cho người giám sát và có trách nhiệm.
c5. Vệ sinh nhà vệ sinh (bồn cầu)
Đây là khu vực cần được làm vệ sinh tối thiểu 2 lần cho nhà vệ sinh nhân viên và 3
lần cho nhà vệ sinh công cộng/NB và khi cần (nhà vệ sinh hôi, bẩn, đổ nước, dịch
bắn tóe ra bên ngoài, lên tường, sàn…)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị phương tiện vệ sinh đầy đủ bao gồm việc lắp ráp trang thiết bị,
chuẩn bị dung dịch cọ rửa và kiểm tra tính an toàn của phương tiện. Sau đó rửa tay,
mang khẩu trang, tạp dề chống thấm, đeo găng tay dầy quá cổ tay.
Bước 2: Thực hiện các trình tự vệ sinh một cách cẩn thận, tránh bỏ sót và làm hỏng
thiết bị vệ sinh:
- Xả nước bồn cầu - đóng nắp khi xả, dùng chổi cọ bồn cầu hạ thấp mức nước bằng
cách đẩy nước xuống chỗ cong hình chữ U để tạo dòng nước.
- Đổ/bôi chất cọ rửa vào trong bồn cầu (bao gồm cả phần dưới vành bệ, chỗ đọng
nước/hóa chất, nên để chổi cọ bồn cầu trong đó để thấm hóa chất và khử khuẩn) và
các vùng có ứ đọng chất bẩn, nắp bồn cầu, bệ ngồi, các bờ tường, chân tường,…
- Dùng giẻ lau đã thấm ướt hoặc cọ vệ sinh chuyên dụng để lau/cọ tất cả những vết
bắn tóe hoặc vết bẩn trên tường, bắt đầu lau/cọ từ chỗ cao nhất xuống đến chỗ thấp
nhất, từ bên ngoài vào bên trong và từ chỗ sạch đến chỗ bẩn:
+ Lau bên ngoài và xung quanh bồn cầu, bao gồm cả vòng nắm, giá để giấy vệ sinh,
hệ thống ống dẫn, các thùng vệ sinh, bể chứa nước, nắp bồn cầu, bên trên, bên dưới
và các bản lề (bao gồm cả các thùng vệ sinh).
+ Cọ rửa bên ngoài và xung quanh bồn cầu bằng chổi cọ chuyên dụng, đặc biệt là
các vết ố, dòng nước và dưới vành bồn cầu.
- Xả nước rửa bồn cầu, rửa chổi cọ trong nước xả, lau cán chổi cọ.
- Sau cùng dùng giẻ lau chỗ ngồi ở bồn cầu, tay gạt nước xả, nắp bồn cầu, đóng nắp,
kiểm tra và bổ sung giấy vệ sinh nếu cần.
103