Page 145 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 145

+ Theo dõi sát mạch, nhịp thở, dấu hiệu tím tái, phân và nước tiểu (màu sắc, số

                  lượng). Nếu trẻ có tím tái cần tắt đèn để thăm khám trẻ thật chính xác, nếu thấy

                  nước tiểu trẻ thẫm màu hơn đó là dấu hiệu tốt.

                  + Trong khi chiếu đèn phải theo dõi các biến chứng của chiếu đèn: mất nước, sốt,

                  tiêu chảy, mẩn đỏ da.

                  + Trong qua trình chiếu đèn trẻ có thể bị tiêu chảy phân lỏng hoặc phân nhạt màu

                  chỉ cần theo dõi trẻ, không cần điều trị.

                  + Kiểm tra thân nhiệt của trẻ 3 giờ/lần, đảm bảo thân nhiệt của trẻ từ 36,5 độ C đến

                  37,5 độ, nếu thân nhiệt của trẻ trên 37,5 độ thì điều chỉnh nhiệt độ phòng hoặc mở

                  cửa sổ lồng ấp, tạm thời bế trẻ ra khỏi vị trí chiếu đèn và theo dõi thân nhiệt cho


                  trẻ.
                  + Kiểm tra bilirubin máu 12-24 giờ/lần trong quá trình chiếu đèn.


                  + Trong quá trình chiếu đèn phải đảm bảo vệ sinh thân thể cho trẻ: tắm hoặc lau
                  người, vệ sinh rốn, mắt, bộ phận sinh dục cho trẻ hàng ngày.


                  + Sau khi ngừng chiếu đèn theo dõi bilirubin máu trong 24 giờ và dấu hiệu vàng da
                  trên lâm sàng.


                  - Thay máu: chỉ định thay máu dựa vào nồng độ bilirubin máu và ngày tuổi của trẻ,

                  ví dụ: trẻ ngày thứ nhất, đủ tháng, bilirubin 20mg/dl (256 mol/l) và sau khi đã thử

                  chiếu  đèn  mà  nồng  độ  bilirubin  vẫn  tăng  (một  số  trường  hợp  có  tốc  độ  tăng

                  bilirubin máu nhanh > 15-20 µmol/L/1 giờ hoặc 1mg/dl/1giờ hoặc trẻ đã có các

                  biểu hiện tổn thương thần kinh cũng cần được thay máu). Trong khi chờ thay máu

                  tất cả trẻ bệnh phải được truyền dịch hoặc albumin. Thực hiện các biện pháp để

                  ngăn ngừa tai biến có thể xảy ra trong và sau quá trình thay máu:

                  + Kiểm tra rốn trẻ, đảm bảo rốn trẻ sạch.

                  + Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của trẻ, đảm bảo các chỉ số ổn định.

                  + Kiểm tra sự phù hợp nhóm máu của trẻ và của người cho máu.

                  + Đảm bảo giữ ấm trẻ cả trước, trong và sau thay máu.



                                                                                                            145
   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150