Page 136 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 136
+ Tiền sử mang thai và trong cuộc đẻ: mẹ mắc bệnh, dùng thuốc, tiêm phòng, quản
lí thai nghén, những lần mang thai trước, quá trình chuyển dạ, các biện pháp can
thiệp trong cuộc đẻ, lí do tiến hành các can thiệp.
+ Tình trạng trẻ sau đẻ: khóc, màu sắc da, cử động chi, bú sớm, đi ngoài phân su, đi
tiểu.
5.1.2.2 Thăm khám toàn diện trẻ: Có thể khám theo thứ tự lần lượt từ đầu mặt, thân
mình đến ngón chân để đảm bảo trẻ được thăm khám toàn diện và hệ thống.
- Các dấu hiệu nguy hiểm:
+ Đang co giật hoặc co giật trong đợt bệnh này
+ Bỏ bú hoặc bú kém, nôn trớ: nếu có bà mẹ hãy yêu cầu bà mẹ cho trẻ bú để có
thể đánh giá bữa bú của trẻ. Nếu không cần phải biết chính xác trẻ ăn bữa gần nhất
cách đây bao lâu. Trẻ sơ sinh không được bú hoặc ăn trong 3 giờ đồng hồ có thể bị
hạ đường huyết, hạ nhiệt độ và trong tình trạng nguy hiểm.
+ Không cử động hoặc chỉ cử động khi kích thích và không cử động sau đó. Trẻ sơ
sinh tỉnh táo khi thức trẻ sẽ cử động chân tay và quay đầu nhiều lần trong 1 phút.
Nếu trẻ ngủ hãy đề nghị bà mẹ và người nhà đánh thức trẻ dậy. Cần quan sát cử
động của trẻ sơ sinh trong suốt cả quá trình đánh giá trẻ. Nếu cần hãy kích thích trẻ
bằng cách búng hoặc vỗ vào gan bàn chân trẻ hoặc vỗ nhẹ tay để gây tiếng động,
đánh thức trẻ. Trẻ sơ sinh được xác định là ít cử động nếu thấy trẻ chỉ cử động khi
được kích thích và không cử động ngay sau đó. Ít cử động cũng là một dấu hiệu
chứng tỏ trẻ sơ sinh đang trong tình trạng nặng.
+ Nôn tất cả mọi thứ
- Tư thế và cử động của trẻ: bình thường trẻ sơ sinh nằm ngửa tư thế tay và chân
hơi gấp, đầu quay về phía ngược lại so với thân. Khi thức trẻ cử động cả 2 tay và 2
chân liên tục và tự quay đầu về 2 phía
- Hô hấp
+ Đếm nhịp thở trong 1 phút để phát hiện trẻ thở nhanh nhịp thở ≥ 60lần/phút, hoặc
thở chậm ≤ 30lần/phút: vì trẻ sơ sinh thở không đều nên phải đếm nhịp thở của trẻ
136