Page 137 - Giáo trình môn học Chăm sóc sức khỏe trẻ em
P. 137
khi trẻ nằm yên, không quấy khóc và không đang bú mẹ. Nếu thấy nhịp thở nhanh
≥ 60 lần/ phút cần phải đếm lại lần 2. Nếu cả 2 lần cùng ≥ 60 lần/ phút thì quyết
định trẻ có thở nhanh và lấy chỉ số nhịp thở ở lần đếm thứ 2 để ghi vào hồ sơ bệnh
án.
+ Rút lõm lồng ngực nặng: bình thường khi trẻ sơ sinh thở cả ngực và bụng trẻ
phồng lên khi trẻ hít vào. Nếu thấy phần dưới của thành ngực trẻ lõm vào đồng thời
bụng trẻ phồng ra tạo thành một rãnh lõm đó là dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Trẻ sơ
sinh có thể có rút lõm lồng ngực khi đang bú mẹ do vậy phải đánh giá dấu hiệu rút
lõm lồng ngực khi trẻ nằm yên và không đang bú mẹ.
+ Cơn ngừng thở: nếu trẻ ngừng thở dài > 10 giây là bất thường.
+ Cánh mũi phập phồng.
+ Tiếng thở bất thường: thở rên (tiếng thở rên rất nhẹ nên cần ghé tai gần miệng trẻ
để có thể nghe được tiếng thở rên), thở rít, khò khè.
+ Tím tái.
- Đầu, mặt, cổ: thóp phồng, mắt chảy dịch, chảy mủ, bất thường ở tai, miệng của
trẻ (VD: dị tật khe hở môi, bướu huyết thanh vùng da đầu...)
- Khám tiêu hóa, bụng:
+ Bú tốt, nôn trớ
+ Bụng chướng
+ Tìm biểu hiện nhiễm trùng rốn: rụng hay chưa, khô, ướt tiết dịch, rốn đỏ, da xung
quanh chân rốn sưng nề, tấy đỏ...
+ Thoát vị rốn
+ Khám hậu môn
+ Phân: màu sắc, số lần đi đại tiện. Phân của trẻ sơ sinh sau đẻ còn gọi là phân su
có màu đen, dính, không có mùi. Sau 2 -3 ngày khi trẻ ăn sữa bằng đường miệng
phân su sẽ hết thay vào đó là phân vàng sệt.
- Khám lưng: quan sát u bất thường vùng dọc cột sống.
137