Page 163 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 163
+ Quan sát hệ thống khung kéo, dây kéo, trọng lượng, tư thế người bệnh,
sự hợp tác của người bệnh (người bệnh có kéo tạ).
- Các ngày sau: chú ý thêm các dấu hiệu đau nhức gia tăng do tình trạng
nhiễm trùng như: nhiệt độ gia tăng, mùi hôi, bột thấm dịch.
+ Tình trạng người bệnh ngứa do dị ứng bột.
+ Tình trạng bột lỏng do chi gãy giảm phù nề hoặc nguy cơ chèn ép do
hiện tượng sưng nề gia tăng (đau liên tục, da tê, cử động ngón khó, liệt vận
động)
+ Nhận định mức độ vận động của cơ, sức mạnh của cơ bên chi không bị
tổn thương. Người bệnh tự vận động hay cần sự trợ giúp?
+ Nhận định mức độ đau tại nơi chi được bó bột.
+ Lượng giá sức cơ, đánh giá mức độ phù nề sau khi tháo bột.
- Cận lâm sàng: Tham khảo kết quảXquang, chụp CT scan
8.2. Chẩn đoán điều dưỡng
- Suy giảm khả năng vận động liên quan bó bột.
- Đau liên quan đến bột hay liên quan chấn thương
- Táo bón liên quan đến không vận động ở người bệnh bó bột chi dưới,
bột bụng
- Nguy cơ mắc các bệnh đường tiết niệu liên quan đến nằm lâu.
- Người bệnh không thoải mái liên quan đến bó bột
- Người bệnh có vết thương trong bột liên quan đến chèn ép
- Suy giảm vận động viên quan đến phù nề, teo cơ, yếu cơ sau tháo bột.
- Người bệnh dinh dưỡng kém liên quan đến hạn chế khả năng vận động
do bị bó bột phần chi trên hay bột bụng.
- Lo lắng sau bó bột liên quan đến thiếu kiến thức về chăm sóc sau bó bột,
kéo tạ.
- Nguy cơ biến chứng liên quan đến bó bột, kéo tạ
8.3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc
- Chăm sóc vấn đề suy giảm khả năng vận động liên quan đến bó bột
162