Page 128 - Giao trinh- Chăm sóc sức khỏe người lớn 2
P. 128
Chuột rút thường xuất hiện khi gắng sức, lạnh đột ngột, rối loạn điện giải,
men... nhưng cũng có khi xuất hiện tự nhiên.
2.1.3. Các cơn co cứng
Các cơn co cứng do thiếu calci (têtani), do bệnh uốn ván, do động kinh.
2.1.4. Máy giật và run thớ cơ
Máy giật là hiện tượng co giật một phần của cơ (máy mắt, miệng..), không
đau xuất hiện tự nhiên, kéo dài trong vài giây. Run thớ cơ là hiện tượng co của
sợi cơ, thớ cơ với biên độ nhỏ và tần số nhanh trong một thời gian ngắn.
2.1.1. Loạn trương lực cơ
Là hiện tượng khó khởi động, biểu hiện khi co cơ mạnh đột ngột thì giãn
cơ chậm và khó.
Khai thác tiền sử bệnh nhân và gia đình: nhằm phát hiện các bệnh bẩm sinh, các
bệnh cơ có tính chất di truyền, các bệnh khác kèm theo.
2.2. Các dấu hiệu thực thể
2.2.1. Teo cơ: khám bằng cách nhìn, sờ và nhất là đo, so sánh 2 bên.
Teo cơ hay gặp trong các bệnh về cơ nhưng cũng gặp trong bệnh thần kinh, bất
động lâu, rối loạn dinh dưỡng.
2.2.2. Giảm cơ lực: phần lớn các bệnh cơ có teo cơ thường giảm cơ lực. Hiện
tượng giảm cơ lực là đồng đều ở mỗi lần làm động tác.
Khi khám cơ lực có thể quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang
vác, làm các nghiệm pháp chống đối hay dùng dụng cụ đo cơ lực. Khám từng
cơ, từng nhóm cơ, từng vùng, sau đó đánh giá:
Cơ lực mất hoàn toàn.
Giảm nặng: có thể cử động nhẹ nhưng không làm được động tác.
Giảm vừa: làm được động tác nhưng yếu.
Giảm nhẹ: làm động tác nhưng không kéo dài được.
Trương lực cơ: bình thường cơ chắc và chun, trong bệnh lý cơ có thể mềm nhão
hay rắn cứng.
2.2.3. Phản xạ cơ: bình thường khi dùng búa phản xạ gõ vào thân cơ ta thấy cơ
co nhẹ. Trong các bệnh cơ có teo cơ, phản xạ cơ ở vùng teo giảm và mất nhưng
127