Page 74 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 74
SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ VỚI VI SINH VẬT GÂY BỆNH
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được các khái niệm về hai hệ thống phòng ngự của cơ thể.
2. Mô tả được các hàng rào của hệ thống phòng ngự không đặc hiệu.
3. Trình bày được vai trò của kháng thể và lympho T trong chống nhiễm trùng.
Dù các VSV có đủ các điều kiện gây bệnh (độc lực, số lượng cần thiết và đường
xâm nhập thích hợp), nhưng bệnh nhiễm trùng có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào sự
đề kháng của cơ thể (còn gọi là miễn dịch của cơ thể). Sự đề kháng của cơ thể là tập hợp
của nhiều hệ thống và yếu tố. Chúng hỗ trợ nhau vaf dd…..
1. Hệ thống phòng ngự tự nhiên (Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch không đặc hiệu)
Hệ thống này gồm nhiều hàng rào vốn có của cơ thể. Nó chống đối với sự xâm
nhập của VSV, mà không cần có sự tiếp xúc trước với VSV. Nên người ta gọi nó là miễn
dịch tự nhiên hay miễn dịch không đặc hiệu
1.1. Hàng rào da và niêm mạc
Đây là hàng rào đầu tiên chống lại sự xâm nhập của các VSV bằng các cơ chế sau:
1.1.1. Cơ chế vật lý
Với lớp da gồm nhiều lớp tế bào và lớp niêm mạc được phủ bởi lớp màng nhày đã
ngăn cản sự xâm nhập của nhiều VSV.
Sự bài tiết các chất như mồ hôi, nước mắt và các dịch trên niêm mạc, đã tăng
cường khả năng bảo vệ của lớp áo này.
1.1.2. Cơ chế hóa học
- pH: pH của dạ dày (=3) là hàng rào lớn nhất trên đường tiêu hóa. Phần lớn các
VSV theo thức ăn và nước uống bị diệt tại đây. pH của da và âm đạo khoảng 4, là pH
không thích hợp cho phần lớn các VSV gây bệnh phát triển.
- Lysosym là một enzym thủy phân liên kết vách vi khuẩn. Enzym này được bài
tiết nhiều từ các tuyến của niêm mạc, nước mắt và nướng miếng.
- Spermin có trong tinh dịch nó cũng có tác dụng diệt khuẩn.
74