Page 281 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 281
- Bệnh phẩm: Đối với bệnh mắt hột, người ta lấy nang bằng cách nạo các nang.
Đối với bệnh viêm sinh dục - tiết niệu: lấy mủ chất tiết niệu đạo (nam giới); chất tiết cổ
tử cung, âm đạo (nữ giới).
Đối với bệnh phẩm mắt hột: cấy vào nuôi cấy tế bào để phát hiện các hạt vùi
trong nguyên sinh chất của tế bào và nuôi cấy vào tế bào bào thai người.
Đối với bệnh phẩm sinh dục - tiết niệu: cấy vào tế bào McCoy hoặc Hela
229.
Quan sát tính chất xâm nhiễm bằng cách sau 48 giờ nuôi cấy, người ta xác
định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang (Immunofluorescence).
- Chẩn đoán nhanh:
Dùng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp để phát hiện Chlamydia
trachomatis trên tiêu bản.
Phương pháp ELISA tự động để phát hiện mầm bệnh.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Người ta dùng phản ứng vi lượng miễn dịch huỳnh quang (microimmuno-fluorescence)
để xác định kháng thể, để chẩn đoán loài Chlamydia trachomatis, đây là một phản ứng đặc hiệu.
4. Nguyên tắc Phòng bệnh
4.1. Phòng bệnh không đặc hiệu
- Đối với bệnh mắt hột: vì là bệnh lây từ người sang người do tình trạng vệ sinh
của từng địa phương và từng gia đình. Vì vậy cần tăng cường các biện pháp vệ sinh như
không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, bảo đảm nguồn nước sạch trong sinh hoạt
hàng ngày...
- Đối với bệnh viêm đường tiết niệu - sinh dục: cần phát hiện sớm người mắc bệnh
để điều trị kịp thời và có biện pháp phòng bệnh cho vợ hoặc chồng hoặc cả hai.
4.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Trước đây Collier và cộng sự đã nghiên cứu thành công một loại vacxin sống bằng
cách dùng chủng đặc hiệu MRC/4/ON tiêm cho khỉ đột châu Phi gồm hai mũi dưới da
cách nhau một tuần lễ và một mũi tiêm tĩnh mạch và thu được một loại kháng thể phức
hợp tồn tại trong vòng một năm. Nhưng vacxin này vẫn chưa có tác dụng trên người. Các
281