Page 283 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 283
Thời kỳ ủ bệnh từ 2-3 tuần lễ, bệnh thể hiện nhiều dạng khác nhau: thương hàn,
cúm, viêm phổi. Đối với phụ nữ có thai thường tiếp xúc với loài vẹt bị bệnh, có thể bị
nhiễm bệnh và gây sẩy thai.
3. Chẩn đoán vi sinh
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm là đờm và nước súc họng. Muốn phân lập mầm bệnh, người ta tiêm
bệnh phẩm vào túi lòng đỏ trứng gà hay vào màng bụng chuột nhắt trắng hoặc có thể nuôi
cấy vào tế bào nuôi.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Lấy máu của người bệnh hoặc người khỏi bệnh để tìm kháng thể bằng phản ứng
kết hợp bổ thể, thường hay dùng kháng nguyên nhóm (kháng nguyên Frei) trong chẩn
đoán bệnh Nicolas - Favre.
4. Nguyên tắc Phòng bệnh
Cần tăng cường công tác kiểm tra sức khỏe động vật của ngành thú y, lưu ý đến
việc xuất nhập cảnh động vật, các loài chim đặc biệt chú ý là các loài vẹt.
Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh sốt vẹt cho người, mặc dù đã có thí
nghiệm thành công vacxin cho vẹt.
5. Nguyên tắc Điều trị
Cho đến nay, nhóm tetracyclin và macrolid vẫn còn có tác dụng đối với bệnh sốt
vẹt; có hai loại biệt dược, người ta khuyên nên dùng, là doxycyclin và rovamycin.
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. So sánh những đặc điểm sinh học giống nhau và khác nhau giữa Rickettsia,
Chlamydia, Mycoplasma, vi khuẩn và virus?
2. Kể tên 6 nhóm Rickettsia gây bệnh cho người và môi giới truyền bệnh của mỗi nhóm?
3. Trình các phương pháp chẩn đoán vi sinh học đối với Rickettsia nói chung?
4. Trình bày khả năng gây bệnh các loại Rickettsia thường gặp?
5. Trình bày nguyên tắc phòng và điều trị các bệnh do Rickettsia gây ra ?
283