Page 233 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 233
Trực khuẩn than hiếu khí tuyệt đối. Chúng mọc tốt trên các môi trường nuôi cấy
o
thông thường ở nhiệt độ 35 C và pH từ 7-7,4. Trong môi trường lỏng, đáy ống có cặn bông
và nước ở phía trên trong. Trên môi trường thạch, khuẩn lạc to, vàng nhạt và xù xì (dạng
o
R); ở nhiệt độ 20-30 C, với sự có mặt của oxy, thì nha bào hình thành.
1.3. Đặc điểm hoá sinh
Trực khuẩn than lên men, không sinh hơi dextrin, glucose, levulose, maltose,
saccharose, trehalose và cả salicin. Thuỷ phân amidon, không lên enzym lactose,
galactose và arabinose. Chúng ly giải protein, hoá lỏng gelatin.
1.4. Khả năng đề kháng
o
Trực khuẩn than dễ bị chết ở nhiệt độ 38 C trong 1 giờ. ở trạng thái nha bào, trực
khuẩn than tồn tại rất lâu, nhất là trong đất; có thể tồn tại từ 20 - 30 năm. Tuy vậy chúng
còn nhạy cảm với các chất sát trùng.
1.5. Độc tố
Độc tố rất yếu, gồm 2 yếu tố: yếu tố A là lipoprotein; yếu tố B là một protein. Hai
yếu tố này kết hợp với nhau chặt chẽ, rất khó tách biệt. Độc tố gồm cả nội và ngoại độc
tố. Tác dụng của nó gần giống như trực khuẩn Gram âm.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Gây bệnh cho động vật
Trực khuẩn than gây bệnh chủ yếu cho các động vật ăn cỏ. Cừu, dê, trâu, bò và
ngựa là những động vật dễ mắc bệnh than nhất. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính,
hay gặp thể nhiễm khuẩn huyết và gây tử vong. Sau khi súc vật chết, dù được chôn sâu,
nhưng nha bào của nó có thể lây lan trên mặt đất (do giun, mối đùn, đẩy lên) làm lây
nhiễm cây cỏ. Súc vật ăn phải cỏ này sẽ mắc bệnh và chết.
2.2. Gây bệnh cho ngƣời
Trực khuẩn than là một mầm bệnh nguy hiểm của chiến tranh sinh học. Trong
thực tế đã có nhiều lần xảy ra chiến tranh vi sinh vật do vi khuẩn than. Gần đây nhất là
năm 2001 xảy ra ở Mỹ do những bao bì thư có chứa nha bào than và chất bột nhẹ.
233