Page 133 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 133
khả năng mắc bệnh càng lớn, càng thấp hơn ngưỡng thì khả năng mắc bệnh càng ít. Việc
xác định hiệu giá KT ở một thời điểm thường chưa đủ để có kết luận chắc chắn, cần phải
tiến hành 2 lần ở 2 thời điểm cách nhau từ 7 đến 10 ngày để tìm động lực KT.
Động lực KT là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi hiệu giá KT theo thời
gian (Hình 44).
Động lực KT là thương số (không phải là hiệu số) giữa hiệu giá KT lần thứ hai và
lần thứ nhất. Khi KT đang tăng thì động lực lớn hơn 1. Khi KT không thay đổi thì động
lực bằng 1. Khi KT đang giảm thì động lực nhỏ hơn 1. Mặc dù về lý thuyết khi động lực
KT lớn hơn 1 là đang có KN kích thích cơ thể hình thành KT, nhưng trên thực tế động
lực KT ít nhất phải bằng 4 (tức là tăng 2 bậc khi HT được pha loãng bậc 2) mới có giá trị
chẩn đoán chắc chắn là bệnh nhân đang mắc bệnh nhiễm trùng. Khi xét nghiệm lần thứ
hai nếu hiệu giá KT chỉ tăng hơn lần thứ nhất 1 bậc thì chưa chắc đã phải là KT tăng thực
sự hay chỉ do sai số kỹ thuật.
Hiệu giá KT
H2
H1 T 1 T Thời gian
2
Hình 44. Động lực KT = H2: H1
CÂU HỎI LƢỢNG GIÁ
1. Trong vi sinh y học, các phản ứng KN-KT được sử dụng nhằm mục đích gì?
2. Trình bày khái niệm về 3 nhóm phản ứng KN-KT? Mỗi nhóm cho 2 ví dụ minh hoạ?
3. Trình bày nguyên lý (có sơ đồ minh hoạ) các phản ứng ngưng kết, kết tủa, trung hoà,
MDHQ, ELISA, sắc ký miễn dịch?
4. Trình bày định nghĩa hiệu giá KT, động lực KT và lý giải ý nghĩa của chúng trong
chẩn đoán bệnh nhiễm trùng? Cho ví dụ minh hoạ
133