Page 138 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 138
- Phosphatase.
1.6. Các cấu trúc phân tử bề mặt, độc tố, enzym
- Protein A là protein của vách tế bào có tác dụng chống đại thực bào bằng cách
gắn vào mảnh Fc của IgG ngăn cản sự gắn bổ thể và opsonin hoá.
- Độc tố ruột là độc tố bền với nhiệt, có khả năng gây ra các hội chứng nhiễm độc
thức ăn.
- Độc tố gây hội chứng sốc nhiễm độc là nguyên nhân chính của hội chứng này.
Người ta cho rằng, nó gây ra sự giải phóng yếu tố hoại tử mô và Interleukin-I, đó cũng là
cơ chế gây sốc do nội độc tố.
- Exfoliatin toxin hay epidermolytic toxin
Đây là một ngoại độc tố. Nó gây nên hội chứng phỏng rộp và chốc lở da (Scaded skin
syndrome) ở trẻ em. Hội chứng này đã được biết khá lâu, nhưng mãi đến năm 1971 người
ta mới biết đến exfoliatin. Độc tố này được tạo bởi gen của 85% của các chủng tụ cầu
vàng thuộc loại phage nhóm II.
Là một ngoại độc tố do gen nằm trên plasmid mã hoá, gây ra hội chứng da bỏng.
- Độc tố alpha: Làm ly giải bạch cầu đa nhân và tiểu cầu hình thành các ổ áp xe.
-Enzym -lactamase là một yếu tố độc lực của hầu hết các chủng S. aureus tạo ra
sự đề kháng với penicillin G. Gien mã hoá cho enzym này nằm trên plasmid có thể lan
truyền được.
Các protein gắn penicillin có ở một số S. aureus. Chúng tạo ra sự đề kháng của vi
khuẩn với các kháng sinh nhóm -lactam.
2. Khả năng gây bệnh
Tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da. Vi khuẩn này gây bệnh
cho người bị suy giảm đề kháng hoặc chúng có nhiều yếu tố độc lực. Tụ cầu vàng là vi
khuẩn gây bệnh thường gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau.
2.1. Nhiễm khuẩn ngoài da
Do tụ cầu vàng ký sinh ở da và niêm mạc mũi, nên nó có thể xâm nhập qua các lỗ
chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dưới da. Sau đó gây nên các nhiễm khuẩn sinh mủ:
mụn nhọt, đầu đinh, các ổ áp xe, eczema, hậu bối... Mức độ các nhiễm khuẩn này phụ
138