Page 127 - Giáo trình môn học vi sinh vật học
P. 127

Trong phản ứng ngưng kết gián tiếp, KN ở dạng hoà tan được gắn lên nền mượn

               hữu  hình  (thường  là  hồng  cầu  hoặc  hạt  latex).  Khi  KN  gặp  KT  đặc  hiệu,  hiện  tượng

               ngưng kết sẽ xảy ra do nền mượn tụ tập lại một cách "thụ động" (Hình 35).











                                                         Nền mượn    KN    KT



                                         Hình 35. Phản ứng ngƣng kết gián tiếp

                       Để phát hiện KN, người ta lại gắn KT lên nền mượn. Khi KT gặp KN đặc hiệu,

               hiện tượng ngưng kết cũng sẽ xuất hiện. Loại này được gọi là phản ứng "ngưng kết thụ
               động ngược". Có một phản ứng cũng theo nguyên lý ngưng kết thụ động ngược có

               tên là "đồng ngưng kết protein A". Phản ứng này dựa trên hiểu biết rằng, protein A trên

               bề mặt của S. aureus là thụ thể cho phần Fc của phân tử IgG (Hình 36).



                                                                          Protein A






                                     IgG    KN                            S. aureus

                             Hình 36. Phản ứng đồng ngƣng kết protein A của S. aureus
               2.2. Các phản ứng dựa vào hoạt động sinh học cuả KT

               2.2.1. Phản ứng trung hoà

               2.2.1.1. Nguyên lý

                       KT đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố, độc lực của vi sinh vật, hoặc làm mất đi

               một tính chất nào đó của vi sinh vật hoặc sản phẩm của nó.

                                                            127
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132