Page 53 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 53
thì sau 18-24h nuôi cấy thì esculetine xuất hiện sẽ tác dụng với muối sắt (III) và làm
cho môi trường có màu nâu đen hoặc màu đen.
11. Oxydase
Các vi khuẩn kỵ khí không có oxydase, còn các vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối thì
luôn có. Tuy nhiên, các vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện thì thường không có oxydase. Để
phát hiện tính chất này ta sẽ nhỏ một giọt dung dịch dimetylparaphenylen diamin lên
một miếng giấy lọc rồi lấy một khuẩn lạc của vi khuẩn để lên miếng giấy ẩm này. Nếu
vi khuẩn có oxydase thì miếng giấy có màu hồng tím, còn không có oxydase thì miếng
giấy không đổi màu.
12. Khả năng di động
Đó là những vi khuẩn có lông, chúng có thể phát hiện bằng cách nuôi cấy vào
môi trường thạch mềm khi chọc que cấy có vi khuẩn thành một vạch thẳng giữa ống.
Nếu di động, vi khuẩn mọc lan xung quanh đường cấy và có thể lan cả trên mặt môi
trường.
13. Khả năng làm tan máu
Một số vi khuẩn có các yếu tố gây tan máu. Khi nuôi cấy chúng trên môi trường
thạch máu thì có thể gặp các hình thái tan máu sau:
- Tan máu (): vòng tan máu trong suốt, hồng cầu bị phá hủy hoàn toàn.
- Tan máu (): vòng tan máu không hoàn toàn, xung quanh khuẩn lạc có vòng
tan máu màu xanh, thường gặp ở liên cầu Viridant.
- Tan máu (): xung quanh khuẩn lạc không nhìn thấy vòng tan máu, hồng cầu
trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt và thường gặp ở liên cầu D.
II. THỰC HÀNH
1. Tìm khả năng lên men đƣờng
1.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: que cấy, đèn cồn, pipet nhỏ giọt.
- Hóa chất: dung dịch đường các loại, nồng độ 20 - 30%.
- Môi trường: Basiekow, Kligler.
- Vi khuẩn đã phân lập.
1.2. Tiến hành kỹ thuật
- Pha chế:
53