Page 107 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 107
KỸ THUẬT CẤY MÁU
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1- Trình bày được các loại vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn máu, nguyên
tắc lấy máu nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh, cách nhận biết vi khuẩn phát triển trong
bình cấy máu và đánh giá kết quả cấy máu.
2- Chuẩn bị phương tiện cần thiết và tiến hành kỹ thuật cấy máu theo đúng quy
trình.
A. LÝ THUYẾT
Kỹ thuật cấy máu được tiến hành với mục đích tìm vi khuẩn hiếu khí, kị khí
trong máu bệnh nhân nghi nhiễm khuẩn huyết. Căn nguyên nhiễm khuẩn huyết có thể
là do nhiều loại vi khuẩn như: Salmonella, tụ cầu khuẩn, E. coli, liên cầu khuẩn, trực
khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn màng não, phế cầu khuẩn, Proteus,...
1. Nguyên tắc lấy máu
- Lấy máu vào thời kỳ vi khuẩn lưu hành trong máu nhiều nhất, lúc bệnh nhân
đang sốt cao nhất. Tuy nhiên, trường hợp nghi nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân không
sốt vẫn nên cho cấy máu.
- Cấy máu nhiều lần liên tiếp hoặc nhiều lần trong một ngày. Ví dụ trong bệnh
viêm nội tâm mạc Osler, cấy máu 6 giờ 1 lần trong 48 giờ.
- Không cấy máu khi bệnh nhân đang dùng kháng sinh.
Nên dừng kháng sinh 24-48 giờ trước khi cấy máu hoặc giảm lượng máu, tăng
môi trường để pha loãng kháng sinh.
- Không cấy máu khi bệnh nhân vừa ăn xong hoặc bệnh nhân vừa truyền huyết
thanh, truyền máu.
- Kỹ thuật cấy máu phải đảm bảo vô khuẩn, tránh nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào
sẽ làm sai kết quả. Máu lấy ra phải cấy ngay. Nếu không cấy tại chỗ được phải cho
natri citrat vào máu (10 ml máu 1 ml natri citrat 3,8%).
- Lấy máu phải đảm bảo đủ số lượng cần thiết, trung bình 5-10 ml máu. Nếu cấy
máu tìm vi khuẩn thương hàn thì có thể phải nhiều hơn (10-20 ml). Cấy vào bình canh
thang theo tỷ lệ giữa máu/canh thang là 1/12. Hiện nay nhiều phòng xét nghiệm vi
107