Page 104 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 104

KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM MỦ

               MỤC TIÊU HỌC TẬP

                     1- Trình bày cách lấy bệnh phẩm và phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn gây

               bệnh trong mủ.

                     2- Chuẩn bị đủ dụng cụ và tiến hành xét nghiệm bệnh phẩm mủ theo đúng quy

               trình.
                     3- Nhận định kết quả đúng vi khuẩn gây bệnh trong bệnh phẩm mủ.



               A. LÝ THUYẾT

                     Quá trình viêm rồi hình thành mủ có thể do nhiều loại vi sinh vật gây ra, chủ yếu

               là do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, E. coli, Proteus, trực khuẩn mủ xanh hoặc
               một số vi khuẩn kị khí gây hoại thư. Ngoài ra, nấm, amip, virus cũng có thể gây nên

               những ổ mủ. Do vậy cần căn cứ vào nguồn gốc của mủ để có một hướng xét nghiệm

               tương đối cụ thể. Ví dụ: mủ vết thương, mủ mụn nhọt, mủ viêm hạch, mủ niệu đạo, ổ

               mủ trong phủ tạng... cần được xem xét để định hướng vi khuẩn gây bệnh thường gặp.

               1. Lấy bệnh phẩm
                     Nguyên tắc cần được chú ý là phải lấy bệnh phẩm thật vô khuẩn từ dụng cụ, sát

               khuẩn da để tránh vi khuẩn ở ngoài không khí hoặc ở ngoài da xung quanh nơi tổn

               thương nhiễm vào. Bệnh phẩm phải được gửi tới phòng xét nghiệm trước  1 giờ. ở
               phòng xét nghiệm nếu chưa xét nghiệm được thì phải bảo quản trong tủ lạnh. Riêng

               mủ chẩn đoán lậu cần phải lấy ngay tại phòng xét nghiệm.

                     - Trường hợp ổ mủ kín: sát khuẩn da bằng cồn iod 2%, chọc hút mủ bằng bơm

               kim tiêm vô khuẩn rồi cho vào ống nghiệm vô khuẩn. Trong trường hợp ổ mủ mới

               hình thành khó hút mủ thì bơm vào 0,5 ml nước muối sinh lý vô khuẩn sau đó hút trở
               lại.

                     - Trường hợp ổ mủ đã vỡ: nếu nhiều mủ thì hút mủ ở giữa bằng bơm kim tiêm

               vô khuẩn hoặc lấy bằng que tăng bông vô khuẩn. Nếu ít mủ thì dùng tăm bông vô

               khuẩn chấm vào nhiều chỗ có mủ hoặc lấy dịch tiết sau khi đã dùng gạc vô khuẩn làm

               bong vẩy chỗ viêm nhiễm. Nếu tổn thương có mủ được điều trị bằng kháng sinh tại
               chỗ phải ngừng kháng sinh nhiều ngày trước khi lấy mủ.





                                                             104
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109