Page 112 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 112
Trước khi nuôi cấy, phải nhuộm soi nước tiểu để chẩn đoán sơ bộ vi khuẩn và
kết quả nhuộm soi để quyết định có nuôi cấy hay không.
Lắc đều mẫu nước tiểu, sau đó lấy khoảng 3 ml ly tâm lấy cặn nhuộm gram,
quan sát vi khuẩn và tế bào. Nếu không có bạch cầu đa nhân thì không có viêm nhiễm
đường tiết niệu và đa số trường hợp không cần nuôi cấy.
Trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị lao đường tiết niệu thì phải lấy số lượng
nước tiểu nhiều từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, để lắng lấy cặn ly tâm với tốc độ
cao hơn và thời gian nhiều hơn, lấy cặn ly tâm nhuộm Ziehl-Neelsen.
3. Cấy đếm xác định mật độ vi khuẩn
3.1. Các phƣơng pháp
3.1.1. Cấy theo phƣơng pháp pha loãng nƣớc tiểu
Đây là phương pháp kinh điển, thường được áp dụng phổ biến nhất.
Dùng nước muối sinh lý vô khuẩn pha loãng nước tiểu thành 2 nồng độ 1/10 và
1/100. Với mỗi nồng độ, lấy 0,05 ml nhỏ vào giữa đĩa thạch thường, sau đó dùng đầu
o
cong của pipet Pasteur dàn đều ra khắp mặt thạch. Để tủ ấm 37 C qua đêm, đếm số
khuẩn lạc trên mỗi đĩa thạch, từ đó tính ra số lượng vi khuẩn trong 1 ml nước tiểu
chưa pha loãng (N) theo công thức:
N = n x 20 x 10
1
hoặc N = n x 20 x 100
2
(n là số khuẩn lạc đã đếm được trên đĩa cấy nước tiểu pha loãng 1/10, n là số
2
1
khuẩn lạc đếm được trên đĩa cấy nước tiểu pha loãng 1/100).
Nếu các đĩa môi trường nuôi cấy đều có khuẩn lạc riêng rẽ và đều đếm được thì
tính kết quả trung bình cộng của 2 đĩa.
3.1.2. Dùng que cấy chuẩn
Que cấy chuẩn được làm bằng kim loại không gỉ, luôn lấy được một lượng nước
tiểu ổn định.
Dùng que cấy lấy nước tiểu dàn thật đều trên mặt môi trường thạch đĩa để tủ ấm
o
37 C qua đêm. Đếm số khuẩn lạc, từ đó tính ra số lượng vi khuẩn trong 1 ml nước
tiểu.
3.1.3. Dùng băng giấy thấm tiêu chuẩn
112