Page 105 - Giáo trình môn học thực hành vi sinh
P. 105
2. Tiến hành xét nghiệm
2.1. Xét nghiệm trực tiếp
Trước khi xét nghiệm, mủ cần được quan sát màu sắc và tính chất, bởi vì điều đó
có thể gợi ý một căn nguyên trong những trường hợp đặc biệt: mủ xanh lá cây nghĩ
đén trực khuẩn mủ xanh, mủ bã đậu không dính nghĩ đến bệnh do trực khuẩn lao, mủ
trắng kem nghĩ đến do nấm, mủ thối có thể là do vi khuẩn kị khí...
- Soi tươi: được áp dụng chẩn đoán viêm nhiễm do nấm, amip.
- Nhuộm soi: trong đa số trường hợp bệnh phẩm mủ được nhuộm gram, có thể
nhuộm xanh methylen. Nếu nghĩ đến do trực khuẩn lao thì nhuộm Ziehl-Neelsen.
Xét nghiệm trực tiếp có giá trị định hướng cho nuôi cấy, trong một số trường
hợp có giá trị chẩn đoán như bệnh lậu, dịch hạch, lao.
2.2. Nuôi cấy
Tùy theo kết quả xét nghiệm trực tiếp mà chọn môi trường nuôi cấy cho phù
hợp. Trong đa số các trường hợp, để tìm các vi khuẩn hiếu khí thường gặp thì nên cấy
vào hai môi trường thạch máu và canh thang glucose.
- Trên môi trường thạch máu: sau 24 giờ nếu có vi khuẩn mọc thì nhận xét hình
thái khuẩn lạc, nhuộm soi hình thể và tiến hành các bước xác định vi khuẩn tùy theo
từng loại.
Trong trường hợp mủ ở apxe đã vỡ, trên môi trường nuôi cấy có nhiều loại
khuẩn lạc thì chọn khuẩn lạc chiếm đa số được coi là căn nguyên gây bệnh.
- Trên môi trường canh thang glucose: cấy mủ vào môi trường canh thang
glucose có ưu điểm là có thể cấy được một lượng lớn bệnh phẩm vào. Điều đó sẽ tốt
trong trường hợp bệnh phẩm chứa ít vi khuẩn, vi khuẩn có thể không mọc trong môi
trường thạch máu mà lại mọc trong môi trường canh thang. Trường hợp này thì từ môi
trường canh thang tiến hành phân lập ra những môi trường thích hợp.
Sau khi xác định được vi khuẩn gây bệnh trong bệnh phẩm mủ, cần phải tiến
hành làm kháng sinh đồ.
B. Phần thực hành
1. Chuẩn bị phƣơng tiện
- Dụng cụ:
+ Tăm bông, ống nghiệm vô + Bơm kim tiêm vô khuẩn.
khuẩn. + Bông gạc vô khuẩn.
105