Page 27 - Thực hành Hóa phân tích
P. 27
BÀI 8: PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ UV-VIS
Số tiết: 3
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được nguyên tắc và vận hành máy đo quang phổ hấp thụ
phân tử.
2. Thực hành chọn được bước sóng thích hợp để đo mật độ quang của
dung dịch.
3. Định lượng được dung dịch Fe bằng phương pháp đo quang phổ hấp
3+
thụ phân tử.
4. Rèn luyện tác phong cẩn thận, chính xác, trung thực trong thực hành
hóa phân tích.
Nội dung
1. Nguyên tắc
Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng (bức xạ điện từ) của dung dịch chất nghiên cứu
ở vùng tử ngoại (UV) và khả kiến (VIS). Định luật cơ bản về sự hấp thụ ánh sáng
trong dung dịch là định luật Lambert-Beer:
D = K .L. C
Trong đó:
D là mật độ quang của dung dịch
K là hệ số hấp thụ
L là bề dày của lớp dung dịch (cm)
C là nồng độ của dung dịch.
- Khi nồng độ C là mol/l và bằng 1M, l = 1cm thì D = K = ε được gọi là hệ số
hấp thụ phân tử, đặc trưng cho bản chất chất tan trong dung dịch, chỉ phụ thuộc
vào ánh sáng đơn sắc.
- Khi nồng độ C tính theo phần trăm (kl/tt) và bằng 1%, l = 1 cm ta có
D = K.C.l = K = E 1% 1cm được gọi là hệ số hấp thụ riêng hoặc hệ số tắt riêng.
1%
Giá trị ε và E đặc trưng cho từng chất, vì vậy nếu đã xác định được độ hấp thụ
riêng của một chất, chỉ cần đo độ hấp thụ của dung dịch chất, ta có thể tính được
nồng độ dung dịch chất đó.
Để giảm sai số của phương pháp, nên chọn nồng độ của lớp dung dịch sao
cho mật độ quang đo được ở trong khoảng 0,2-0,8.
2. Chuẩn bị: 1 nhóm
2.1. Dụng cụ
- Cân phân tích: 01 - Bình định mức 25ml: 06 - Cốc cân:
01 - Pipet 02 - Cuvet : 01
- Máy quang phổ UV-VIS: 01
2.2. Hoá chất
- Dung dịch FeCl 3 0,01M: 1 lọ - Dung dịch KSCN 0,1M: 1 lọ
- Dung dịch HCl 10%: 1 lọ - Nước cất 1 lọ
- Mẫu X để tiến hành định lượng theo phương pháp so sánh
- Mẫu Y để tiến hành định lượng theo phương pháp đường chuẩn
3. Tiến hành
Định lượng FeCl3 bằng phương pháp đường chuẩn
27