Page 44 - Giáo trình môn học Hóa sinh
P. 44
hẹp xen kẽ nhau. Mỗi base của chuỗi này liên kết với base của chuỗi khác
trên cùng mặt phẳng bằng liên kết hydro. Giữa guanin và cytosin là 3 liên kết
hydro G=C; adenin và thymin là 2 liên kết hydro A=T.
3.3. Tính chất của DNA
+ Tính biến tính: DNA trong dung dịch pH=7 có độ nhớt cao, khi pH
0
quá cao hoặc quá thấp hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột 80 - 90 C, sợi xoắn
kép DNA bị tan rã do liên kết hydro giữa các base nitơ của 2 chuỗi xoắn bị
phá huỷ. Dạng xoắn trở lại được tái tạo khi nhiệt độ hoặc pH về bình thường,
gọi là biến tính thuận nghịch.
+ Tính chất lai: Hai DNA từ 2 loài khác nhau có trật tự sắp xếp tương
đương có thể lai tạo với nhau. Bằng cách thay đổi nhiệt độ, pH tạo sợi đơn
sau đó trộn 2 loại DNA và đưa về bình thường sẽ được phân tử lai.
3.4. Tiêu hoá và hấp thu acid nucleic
Acid nucleic trong thức ăn không bị phá huỷ bởi môi trường acid ở dạ
dày và chỉ bị thoái hoá chủ yếu ở tá tràng bởi các nuclease của tuỵ và các
phosphodiesterase của ruột non tạo nucleotid. Các sản phẩm này không qua
được màng tế bào mà tiếp tục bị thuỷ phân tạo thành các nucleosid với sự xúc
tác của các enzyme nucleotidase đặc hiệu nhóm và các phosphatase. Các
nucleosid có thể được hấp thu tự do qua thành ruột hoặc tiếp tục thoái hóa để
tạo các base tự do, ribose hoặc ribose-1-phosphat nhờ các enzym
nucleosidase và nucleoside phosphorylase:
nucleosidase
Nucleosid + H O base + ribose
2
nucleosid phosphorylase
Nucleosid + Pi base + ribose-1-P
Các acid nucleic trong tế bào thường xuyên bị thoái hoá và quá trình đó
nằm trong sự biến đổi liên tục của tất cả các bộ phận cấu thành tế bào.
43