Page 99 - Hóa phân tích
P. 99
Dùng định lượng các chất có tính khử như: glucose, aldehyd acetic, aldehyd
formic,… bằng cách cho một thể tích chính xác dung dịch chất khử cần định lượng
tác dụng với một thể tích chính xác và quá dư dung dịch chuẩn độ iod, sau đó dùng
dung dịch natri thiosulfat (có cùng nồng độ với dung dịch iod) để định lượng lượng
iod dư. Từ thể tích dung dịch natri thiosulfat đã dùng suy ra thể tích dung dịch iod
dư, thể tích dung dịch iod đã tác dụng với chất khử và tính được nồng độ chất khử,
theo phản ứng như trên phương pháp định lượng thế.
3.2 Chỉ thị màu và cách xác định điểm tương đương
Để xác định điểm tương đương trong phương pháp định lượng bằng iod,
chọn chỉ thị hồ tinh bột. Tinh bột có những tính chất sau:
- Tinh bột hấp phụ iod cho sản phẩm màu xanh, khi đun nóng mất màu
xanh, để nguội màu xanh tái hiện.
- Tinh bột không cho màu với dung dịch iodid.
- Tinh bột có tính khử yếu, có khả năng tác dụng với một số chất oxy hoá
mạnh.
- Tinh bột hấp phụ iod và giải phóng iod chậm.
Trong phương pháp định lượng trực tiếp, khi nhỏ dung dịch chuẩn độ iod
vào dung dịch chất khử cần định lượng, tại điểm tương đương dung dịch từ không
màu chuyển sang màu xanh. Trong phương pháp định lượng thế và thừa trừ, tại
thời điểm tương đương dung dịch từ màu xanh chuyển sang không màu.
3.3 Điều kiện tiến hành
Phương pháp định lượng bằng iod tiến hành trong các điều kiện sau:
- Tiến hành trong môi trường acid yếu đến kiềm yếu (pH = 5 - 8) không tiến hành
trong môi trường kiềm (pH > 9), vì lúc đó xảy ra phản ứng:
I 2 + 2OH IO + H 2O
-
-
-
Ion IO có tính oxy hoá mạnh hơn iod, nó chuyển được ion S 2O 3 thành ion
2-
2-,
SO 4 dẫn đến sai số kết quả định lượng.
- Tiến hành ở nhiệt độ thường (trong phòng) vì ở nhiệt độ cao iod bị thăng hoa và
độ nhạy của chỉ thị giảm, dẫn đến sai số kết quả định lượng.
94