Page 98 - Hóa phân tích
P. 98
-
Ngược lại ion I có tính khử, dễ nhường 1 electron khi tác dụng với chất oxy
hoá:
I 2 - 2e I 2
Cho nên có thể dùng dung dịch I 2 để định lượng chất khử và dung dịch iodid
để định lượng chất oxi hoá:
+2e
-
I 2 2I
-2e
Tuỳ theo đối tượng phân tích (xác định chất khử hay chất oxy hoá) mà sử
dụng một trong ba phương pháp định lượng sau:
3.1.1. Phương pháp định lượng trực tiếp
2-
2-
2-
Dùng định lượng một số chất khử như: S 2O 3 ; SO 3 ; AsO 3 ;… bằng cách
nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chuẩn độ iod 0,1N xuống một thể tích chính xác
dung dịch chất khử cần định lượng, từ thể tích dung dịch iod đã dùng, nồng độ
dung dịch iod và thể tích dung dịch chất khử, tính nồng độ dung dịch khử cần định
lượng.
3.1.2. Phương pháp định lượng thế
Dùng định lượng các chất có tính oxy hoá như: KMnO 4, K 2Cr 2O 4, HNO 2,
2+
3+
H 2O 2, Fe , Cu ,… bằng cách cho một thể tích chính xác chất oxy hoá cần định
lượng tác dụng với dung dịch iodid dư (thường dùng dung dịch kali iodid) sẽ sinh
ra một lượng iod tự do tương đương hoá học với lượng chất oxy hoá cần định
lượng. Sau đó dùng dung dịch chuẩn độ natri thiosulfat (0,1N) để định lượng lượng
iod sinh ra. Từ thể tích dung dịch natri thiosulfat đã dùng, nồng độ dung dịch natri
thiosulfat và thể tích dung dịch chất oxy hoá, sẽ tính được nồng độ chất oxy hoá
cần định lượng theo phương trình phản ứng:
-
2I - 2e I 2
2-
2-
-
I 2 + 2S 2O 3 2I +S 4O 6
Chú ý: định lượng chất oxy hoá không dùng phép chuẩn độ trực tiếp vì
không có chỉ thị để xác định điểm tương đương của phản ứng giữa iodid với chất
oxy hoá.
3.1.3. Phương pháp định lượng thừa trừ
93