Page 41 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 41
nhân lực và hỗ trợ của các bên liên quan bao gồm chính quyền địa phương và các tổ
chức của NKT.
Một số cấu thành quan trọng đối với sự bền vững mà các chương trình PHCNDVCĐ cần
xem xét được liệt kê dưới đây:
• Lãnh đạo hiệu quả - sẽ rất khó để duy trì các chương trình PHCNDVCĐ nếu không
có sự quản lý và lãnh đạo hiệu quả. Các nhà quản lý PHCNDVCĐ có trách nhiệm thúc
đẩy, tạo cảm hứng, định hướng và hỗ trợ các bên liên quan đạt được các mục tiêu và
kết quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải chọn ra được những nhà lãnh đạo cứng cáp,
họ là những người dám đảm nhận công việc, giao tiếp tốt, tôn trọng các bên liên
quan và cộng đồng lớn.
• Quan hệ đối tác – nếu các đối tác làm việc rời rạc, các chương trình PHCNDVCĐ có
nguy cơ cạnh tranh với các chương trình của cộng đồng, chồng chéo các dịch vụ và
gây lãng phí các nguồn lực có giá trị. Các quan hệ đối tác có thể giúp tận dụng tối đa
các nguồn lực hiện có và duy trì các chương trình PHCNDVCĐ bằng cách lồng ghép
một khối lượng lớn kiến thức và kỹ năng, các nguồn lực về tài chính và góp thêm tiếng
nói để tác động đến pháp lý và chính sách nhà nước liên quan đến quyền của NKT.
Trong nhiều tình huống, những giao dịch mang tính chính thức chẳng hạn như các
thỏa thuận dịch vụ, các biên bản ghi nhớ và hợp đồng có thể giúp bảo đảm và duy
trì mối liên quan của các đối tác.
• Tính làm chủ của cộng đồng – Các chương trình PHCNDVCĐ thành công thường do
có tính tự quản và tự giác của cộng đồng cao. Điều này có thể đạt được nhờ sự đảm
bảo tham gia của các bên liên quan chính trong tất cả các bước của chu trình quản lý
(xem hợp phần Trao quyền: Vận động cộng đồng.)
• Sử dụng nguồn lực địa phương – giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhân lực, tài
chính và vật chất từ các nguồn lực bên ngoài sẽ giúp chương trình có được sự bền
vững cao. Các cộng đồng cần được khuyến khích sử dụng các nguồn lực riêng để giải
quyết các vấn đề. Việc sử dụng các nguồn lực địa phương cần được ưu tiên hơn các
nguồn lực quốc gia và các nguồn lực của quốc gia cần ưu tiên hơn các nguồn lực đến
từ các nước khác.
• Xem xét đến các yếu tố văn hóa – văn hóa đặc thù và những gì có thể phù hợp về
mặt văn hóa đối với nhóm người này có thể lại không phù hợp với các nhóm khác. Để
đảm bảo các chương trình PHCNDVCĐ bền vững trong những bối cảnh khác nhau,
điều quan trọng là phải xét đến cách mà chúng tác động đến phong tục và tập quán
và cách giải quyết các trở ngại này. Điều quan trọng là phải tìm ra sự cân bằng giữa
việc thay đổi những cách nghĩ và hành vi không đúng về NKT, và thực hiện các chương
trình và hoạt động hợp với bối cảnh của địa phương.
• Nâng cao năng lực – nâng cao năng lực của các bên liên quan để lập kế hoạch, thực
hiện, giám sát và đánh giá các chương trình PHCNDVCĐ sẽ góp phần vào sự bền
vững của chương trình. Các chương trình PHCNDVCĐ cần có một hợp phần về đào
tạo và nâng cao nhận thức vững chắc nhằm giúp xây dựng năng lực cho các bên liên
quan. Ví dụ như xây dựng năng lực cho những NKT để giúp đảm bảo rằng họ có các
kỹ năng liên quan trong việc tuyên truyền về sự hòa nhập của họ trong các chương
trình phát triển.
• Hỗ trợ về tài chính – điều quan trọng là tất cả các chương trình PHCNDVCĐ cần phát
triển các nguồn lực tài trợ bền vững. Có nhiều phương thức tài trợ sẵn có gồm nguồn
quỹ của nhà nước (chẳng hạn như hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc các loại trợ cấp),
nguồn quỹ tài trợ (như đệ trình các đề án với các tổ chức tài trợ cấp quốc gia hoặc
quản LÝ PHcndVcđ 35