Page 40 - Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
P. 40

pháp phù hợp nhất để có được chất lượng dịch vụ tốt nhất nhưng gần nhà của người
             sử dụng nhất căn cứ vào nhu cầu và nguồn lực thực tế có được trong tình huống của
             địa phương (xem Bước 1: Phân tích tình huống).


             Cấu trúc quản lý đối với PHCNDVCĐ


             Mỗi chương trình PHCNDVCĐ sẽ quyết định cách quản lý của riêng chương trình đó, vì
             vậy không thể cung cấp một cấu trúc quản lý chung cho PHCNDVCĐ. Tuy nhiên, một số
             ví dụ về các cấu trúc quản lý dựa vào các chương trình hiện có trên thế giới sẽ được giới
             thiệu ở phần nội dung cuối của chương (Xem Phần phụ lục).


             Trong nhiều trường hợp, một ban (điều phối/chỉ đạo) có thể
             được thành lập để hỗ trợ cho việc quản lý các chương
             trình PHCNDVCĐ, và những ban này được khuyến khích
             thành lập. Các Ban điều hành PHCNDVCĐ thường gồm
             có NKT, gia đình họ, đại diện của chính quyền, có vai trò:
             •  xây dựng các sứ mệnh và tầm nhìn về chương trình

                PHCNDVCĐ;
             •  phân loại nhu cầu và các nguồn lực có sẵn của địa

                phương;
             •  xác định vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ nhân viên PHCNDVCĐ và các bên liên quan;
             •  triển khai kế hoạch hành động;
             •  vận động các nguồn lực để thực hiện chương trình;
             •  cung cấp những hỗ trợ và định hướng cho các nhà quản lý chương trình PHCNDVCĐ



             Quản lý có sự tham gia


             Một trong những sợi dây xuyên xuốt tất cả các chương trình PHCNDVCĐ, đó là sự tham
             gia. Trong hầu hết các tình huống, các nhà quản lý chương trình PHCNDVCĐ sẽ chịu trách
             nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng, tuy nhiên điều quan trọng là các bên liên quan, đặc
             biệt là NKT và cách thành viên gia đình họ cần chủ động tham gia vào trong tất cả các
             bước của chu trình quản lý. Các bên liên quan có thể cung cấp các thông tin có giá trị
             bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, những phát hiện thông qua quan sát và những đề xuất
             của họ. Sự tham gia của họ xuyên suốt chu trình quản lý sẽ giúp đảm bảo chương trình
             đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng và rồi cộng đồng sẽ giúp duy trì chương trình dài
             hạn hơn (xem Bước 1: Phân tích các bên liên quan).


             Duy trì các chương trình PHCNDVCĐ


             Dù các can thiệp tốt có giúp các chương trình PHCNDVCĐ khởi động được thì cũng
             không bao giờ đủ để tiếp tục và duy trì chúng. Nhìn chung, kinh nghiệm chỉ ra rằng các
             chương trình được định hướng bởi chính phủ hoặc được chính phủ hỗ trợ cung cấp
             được nhiều nguồn lực hơn và có một quy mô rộng hơn thì tính bền vững tốt hơn so với
             các chương trình của xã hội dân sự. Tuy nhiên, các chương trình theo định hướng xã hội
             dân sự thường làm cho chương trình PHCNDVCĐ phù hợp hơn, khả dụng trong những
             tình huống khó khăn và đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo ý nghĩa của
             tính tự quản tự giác. PHCNDVCĐ thành công nhiều nhất ở những nơi có được sự hỗ trợ
             của chính quyền và nhạy cảm với các yếu tố địa phương như văn hóa, tài chính, nguồn



             34      Hướng dẫn PHcndVcđ  >  1: tậP sácH giới tHiệu
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45