Page 30 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 30
- Túi thừa.
- Dị vật (bã thức ăn).
- Thoát vị qua khe hoành.
- Hẹp phì đại môn vị ở trẻ em.
- U chèn ép từ bên ngoài vào dạ dày hoặc khung tá tràng.
2.2. Chuẩn bị
2.2.1. Bệnh nhân
- Thăm khám được tiến hành vào buổi sáng.
- Tối hôm trước bệnh nhân ăn nhẹ, sáng hôm sau nhịn ăn.
- Bệnh nhân không được uống các chất cản quang ít nhất 3 ngày trước chụp.
- Phổ biến qui trình chụp để bệnh nhân hiểu và hợp tác trong quá trình chụp.
- Tháo bỏ các vật dụng cản quang vùng chiếu chụp thực quản.
- Nên thu thập thêm một số thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng nếu có
như: phim X quang lồng ngực, kết quả nội soi và sinh thiết tổn thương thực
quản, dạ dày...
2.2.2. Phương tiện
- Máy Xquang có màn huỳnh quang hoặc tăng sáng truyền hình.
- Phim các cỡ
2.2.3. Thuốc cản quang
- Thường dùng Ba-rít dạng gói hoặc dạng dung dịch lỏng. Liều dùng khoảng
250-300 ml hỗn dịch ba-rít lỏng, hỗn dịch này phải được khuấy đều bằng tay
hoặc bằng máy để Ba-rít không bị lắng (dùng 1 gói Barit 140g pha với 300ml
nước khấy đều hoặc có thể hoà với nước hồ loãng).
- Thuốc cản quang hay sử dụng nhất là dịch treo Barysulfat hoặc dịch treo
Barysulfat kết hợp với khí trong trường hợp chụp thực quản đối quang kép.
Thuốc được pha vào cốc có ống hút.
- Những trường hợp nghi ngờ thủng dạ dày hay chụp kiểm tra ngay sau mổ
phải sử dụng thuốc cản quang tan trong nước.
30