Page 26 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 26
- Phần ngang: chạy chếch sang phải, vắt ngang cột sống thắt lưng, phần này
hẹp dần tới môn vị gọi là hang vị.
- Bờ cong nhỏ: nối gan với mạc nối nhỏ
- Bờ cong lớn: nối với tỳ bởi mạc nối vị tỳ, nối với kết tràng bởi mạc nối
lớn.
1.1.2. Hành tá tràng
Đó là đoạn đầu của tá tràng phình ra giống như hình củ hành, niêm mạc ở
đây không có mao tràng như những phần sau của tá tràng.
2. HÌNH ẢNH GIẢI PHẪU ĐIỆN QUANG DẠ DÀY- TÁ TRÀNG BÌNH
THƯỜNG
2.1. Hình dạ dày
2.1.1. Hình dáng chung
Khi chụp dạ dày ta cho bệnh nhân uống Ba-rít nên hình ảnh của nó là hình
cản quang. Hình bình thường có hình ảnh chữ J. Đó là một ống rỗng có hai bờ
gần song song nếu ta chụp đúng vào thời điểm hết một đợt sóng nhu động.
Thông thường bờ cong lớn và bờ cong nhỏ luôn có sóng nhu động. Dạ dày
chếch từ trái sang phải và từ trên xuống dưới
2.1.2. Hình thái từng phần dạ dày
- Túi hơi: Túi hơi ở vùng trên tâm vị, vùng này chứa hơi nên sáng tạo với
phần dưới dạ dày một mức hơi- mức dịch. Nếu chụp dạ dày ở tư thế nằm ngửa
đầu dốc thì sẽ không thấy được túi hơi.
- Phần ngang: Đi từ phần đứng xuống tới môn vị, phần này bờ cong lớn và
bờ cong nhỏ đều nhẵn và có hình cản quang của góc Treitz chồng lên.
- Bờ cong lớn có những hình cản quang không đều, đó là những nếp nhăn
của niêm mạc dạ dày. Phần đứng luôn luôn thấy sóng nhu động.
- Môn vị: dài 5 – 10 cm, dày 3-6 mm, trục của môn vị đi ngang qua điểm
giữa của hành tá tràng
- Lỗ môn vị và lỗ tâm vị: Có thể chụp được ở trạng thái mở hoặc đóng. Nếu
ở trạng thái mở ta thấy hình cản quang liên tục giữa các phần qua một lỗ hẹp.
Nếu ở trạng thái đóng thì tại lỗ đó có phần đứt đoạn.
- Nếp niêm mạc: Mặt trong của dạ dày và tá tràng được bọc một lớp niêm
26