Page 31 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 31

3. KỸ THUẬT CHỤP

                         Khi thăm khám X quang dạ dày người ta thấy được cả tá tràng vì đây là

                  hai phần kế tiếp nhau của ống tiêu hóa.

                         Chụp X quang dạ dày gồm hai phương pháp là chiếu và chụp trong đó
                  chủ  yếu  là  chụp,  phương  pháp  chiếu  đơn  thuần  hiện  nay  không  áp  dụng  vì

                  nhiễm xạ cao và thường bỏ sót tổn thương. Gồm hai thì:

                  3.1. Thì 1 (chụp tư thế đứng)

                  3.1.1. Mục đích

                         Có giá trị phát hiện các tổn thương ở phần đứng các bờ cong nhỏ dạ dày,

                  hang vị, tiền môn vị, môn vị và hành tá tràng.

                  3.1.2. Kỹ thuật

                  - Bệnh nhân đứng thẳng, dựa lưng vào bàn chụp.

                  - Bàn chụp được dựng đứng lên.

                  -  Tiến hành chiếu X quang tim phổi để đánh giá các bệnh lý về tim phổi. Sau

                      đó chiếu toàn bộ ổ bụng để xác định được hình dạng dạ dày, định vị vị trí cần
                      chụp, xác định các hình ảnh cản quang bất thường tránh nhầm lẫn trong chẩn
                      đoán.


                  -  Tay trái bệnh nhân cầm cốc Ba-rít đặc và ngậm một ngụm to, chỉ được nuốt
                      khi nào người chụp cho phép.

                  -  Sau khi đã chiếu xong lồng ngực và ổ bụng thì cho bệnh nhân nuốt ngụm

                      thuốc cản quang đó để đánh giá thực quản, tâm vị, dạ dày dưới màn tăng
                      sáng truyền hình. Hình thuốc cản quang xuống dạ dày như hình ảnh tuyết rơi,
                      phải soi thật kỹ để tìm ổ loét, luôn luôn quan sát nhu động dạ dày.


                  -  Có thể xoay bệnh nhân ở nhiều tư thế khác nhau, khi nghi ngờ có ổ loét thì
                      ép bằng quả ép. Khi thấy thuốc bắt đầu qua tá tràng thì chụp 1 phim dạ dày
                      toàn bộ tư thế đứng bằng phim 18x24 cm.


                  -  Sau đó đưa quả ép vào ép để tìm ổ loét, ép nhẹ nhàng từ trên xuống dưới từ
                      trái sang phải, lực ép vừa phải đủ để ba-rít tản đều ra và niêm mạc không bị
                      tổn thương.


                  +   Nếu như có ổ loét thì ta chụp ngay hàng loạt nhằm tránh thuốc qua góc Treitz
                      lấp vào bờ cong nhỏ.





                                                                                                          31
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36