Page 27 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 27
mạc dày mỏng khác nhau. Sự uốn nếp này tạo thành một độ cao thấp làm cho bề
mặt dạ dày có hình không đồng đều với các đường chạy song song. Ba-rít sẽ
ngấm vào niêm mạc và lấp đầy các rãnh giữa các niêm mạc. Bình thường nếp
niêm mạc dày 5 mm, nếu dày trên 5 mm là phì đại niêm mạc dạ dày.
2.1.3. Phân biệt hình thái dạ dày theo tư thế chụp
- Tư thế đứng: Có hình túi hơi với mức Ba-rít ngang ngăn cách giữa hơi và
Ba-rít
- Tư thế nằm ngửa đầu dốc:
+ Không thấy được hình túi hơi vì khi đó Ba-rít trào lên phình vị lớn tạo
thành bờ tròn như quả cam, hơi bị Ba-rít chồng lên trên cùng một mặt phẳng
phim
+ Dạ dày bị cắt làm hai do bị cột sống đè vào
- Chụp ở tư thế nằm sấp:
+ Chỉ thấy một phần túi hơi ở vùng tâm vị
+ Không thấy mức Ba-rít ngang ở dưới
2.2. Hành tá tràng
Về mặt giải phẫu người ta ghép hành tá tràng và các khúc khác nhau của
tá tràng là một bộ phận tạo nên khung tá tràng
Khung tá tràng có hình chữ C dài khoảng 22 cm (không kể hành tá tràng),
được chia làm 4 khúc
Bình thường hành tá tràng ngấm đầy đủ thuốc, kích thước khoảng 3-3,5
cm, nằm ngang L1.
Hành tá tràng có thể có các hình dáng sau:
+ Là hình tam giác có cạnh lồi
+ Hình quả lê
+ Hình tròn
+ Hình chuông (do túi mật đè vào)
+ Hình vẹt góc do gối trên của tá tràng đè vào.
27