Page 25 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang nâng cao
P. 25
Bài 2: KỸ THUẬT CHỤP X QUANG DẠ DÀY- TÁ TRÀNG
(Thêi gian: 6 tiÕt)
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được chỉ định và chuẩn bị bệnh nhân trước khi chụp dạ dày-tá
tràng.
2. Trình bày được kỹ thuật chụp dạ dày-tá tràng bình thường.
3. Trình bày được kỹ thuật chụp dạ dày-tá tràng đã phẫu thuật.
4. Trình bày được kỹ thuật chụp dạ dày đối quang kép.
Hiện nay, nội soi kết hợp với sinh thiết có nhiều ưu điểm hơn, nhưng
chụp lưu thông dạ dày-tá tràng vẫn giữ nguyên giá trị trong việc chẩn đoán một
số tổn thương bệnh lý vùng này. Nó vẫn rất hữu ích để xác định vị trí cũng như
mức độ lan rộng tại chỗ của ổ loét hoặc ung thư dạ dày, để chẩn đoán và tiên
lượng các thoát vị hoành, để đánh giá tình trạng hẹp dạ dày tá tràng.
1. GIẢI PHẪU ĐIỆN QUANG DẠ DÀY- TÁ TRÀNG BÌNH THƯỜNG
1.1. Đại cương về giải phẫu dạ dày- hành tá tràng
1.1.1. Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, có chức năng chứa thức ăn,
dài khoảng 25 cm, rộng khoảng 12 cm, dày khoảng 8 cm. Dạ dày có khả năng
co giãn tương đối nhiều, dung tích khoảng 1-2 lít.
Dạ dày gồm có: Hai phần là phần đứng và phần ngang.
Hai mặt: mặt trước và mặt sau
Hai lỗ: Tâm vị ở trên và môn vị ở dưới
- Phần đứng: chiếm 2/3 dạ dày, chếch xuống dưới và ra trước, nằm dọc
sườn trái cột sống, gồm có:
+ Phình vị lớn: thường chứa hơi
+ Thân vị: nằm giữa hai đường cạnh ức trái và đường nách trước trái
+ Đáy vị: Xuống đến rốn, có khi tới đường liên mào chậu
25