Page 178 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 178

đang làm việc;
                       - Sử dụng nhầm liều, nhầm loại thuốc phóng xạ, nhầm người bệnh, chuẩn
               liều thuốc phóng xạ sai;
                       - Cháy nổ phòng lưu giữ thuốc phóng xạ, kho lưu giữ thuốc phóng xạ, chất
               thải phóng xạ;
                       - Vỡ, rò rỉ bể lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ lỏng.
                       b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều hấp thụ và theo dõi tình trạng
               sức khỏe đối với người bệnh bị cho uống hoặc tiêm thuốc phóng xạ nhầm hoặc
               sai so với chỉ định của bác sỹ có khả năng gây ra liều chiếu xạ đối với người bệnh
               lớn hơn đáng kể so với mức liều dự kiến; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo
               dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị
               chiếu xạ vượt quá mức  giới  hạn liều quy định;  điều tra đánh giá  mức độ  ảnh
               hưởng đến công chúng và môi trường trong các trường hợp sự cố;
                       c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và
               trong các trường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;
                       d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;
                       đ) Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố.
                       4. Cơ sở y tế sử dụng thiết bị xạ trị, nguồn phóng xạ kín để xạ trị phải xây
               dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
                       a) Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó
               trong trường hợp xảy ra các sự cố sau:
                       - Mất nguồn phóng xạ;
                       - Nguồn phóng xạ bị tắc không đưa trở về được vị trí bảo vệ và các sự cố
               liên quan đến hỏng thiết bị khác;
                       - Nguồn bị rò rỉ, bị phá vỡ gây nhiễm bẩn phóng xạ;
                       - Cháy, nổ phòng đặt thiết bị xạ trị, kho lưu giữ nguồn phóng xạ;
                       - Người không có phận sự ở trong phòng xạ trị trong thời gian xạ trị người
               bệnh;
                       - Các sự cố chiếu xạ đối với người bệnh: chiếu xạ nhầm người bệnh, chiếu
               xạ nhầm mô, lập kế hoạch điều trị sai, mức liều chiếu xạ thực tế lớn hơn mức chỉ
               định.
                       b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều, phân bố liều trên cơ thể người
               bệnh  và  theo  dõi  tình  trạng  sức  khỏe  của  người  bệnh  trong  trường  hợp  sự  cố
               chiếu xạ đối với người bệnh; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng
               sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếu xạ vượt quá
               mức giới hạn liều quy định; điều tra đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công chúng
               và môi trường trong các trường hợp sự cố;
                       c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và
               trong các trường hợp sự cố chiếu xạ nêu tại Điểm b của Khoản này;
                       d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;
                       đ) Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố.
                       Điều 23. Quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử
               dụng
                       1. Chất thải phóng xạ sinh ra từ các hoạt động sử dụng chất phóng xạ trong
               cơ sở y tế (gồm nước thải bị nhiễm bẩn phóng xạ từ phòng pha chế, phân liều
               thuốc phóng xạ; nước rửa chai lọ, dụng cụ làm việc với thuốc phóng xạ; nước


                                                           178
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183