Page 179 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 179
thải nhà vệ sinh dùng cho người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ; giấy, khăn lau
nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ; bao bì, chai lọ
đựng thuốc phóng xạ thải bỏ; quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các
vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ) phải được thu gom, lưu giữ, xử lý
và thải bỏ theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
2. Chất thải phóng xạ rắn (gồm giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh,
kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ; bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ;
quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ
khác được thải bỏ) ngoài việc quản lý an toàn theo quy định nêu tại Khoản 1 Điều
này phải được quản lý theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày
30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y
tế.
3. Các nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng (gồm nguồn phóng xạ đã hết
hạn sử dụng từ thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, nguồn phóng xạ không
còn sử dụng trong xạ trị áp sát và các nguồn phóng xạ kín khác dùng cho chuẩn
thiết bị, nghiên cứu không còn sử dụng) phải được quản lý, lưu giữ theo quy định
về quản lý nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 24. Hồ sơ an toàn bức xạ
Cơ sở y tế có trách nhiệm lập, lưu giữ và quản lý các hồ sơ liên quan về an
toàn bức xạ theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày
08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và
bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
Chương III
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ
Điều 25. Trách nhiệm của cơ sở y tế và người đứng đầu cơ sở y tế
1. Cơ sở y tế sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ phải
tuân thủ các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ quy định tại Thông tư liên tịch này
và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan.
2. Cơ sở y tế có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ
chỉ được thực hiện hoạt động bức xạ y tế sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
3. Người đứng đầu cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo
đảm an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, nhân viên khác trong cơ sở y tế,
công chúng và môi trường xung quanh với các trách nhiệm cụ thể như sau:
a) Nắm vững và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm
an toàn bức xạ, các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ quy định tại Thông tư liên
tịch này;
b) Tuyên bố chính sách về bảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở, khẳng định
cam kết đối với công tác bảo đảm an toàn và tạo các điều kiện ưu tiên cho việc
triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ;
c) Bổ nhiệm người phụ trách an toàn; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quyền của người phụ trách an toàn; cung cấp đủ các điều kiện về thời gian
và tài chính để người phụ trách an toàn có thể hoàn thành trách nhiệm của mình;
d) Tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, thanh tra viên thi hành nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân; cung cấp đầy đủ thông tin cần
179