Page 177 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 177

2. Có biện pháp ngăn chặn không để người không có phận sự đi vào khu
               vực phòng điều khiển thiết bị bức xạ, nơi có  chất phóng xạ, phòng lưu người
               bệnh điều trị thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ.
                       3. Chỉ cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ được xuất viện về nhà
               khi mức hoạt độ phóng xạ được đánh giá còn trong người người bệnh không vượt
               quá 400 MBq.
                       4. Các khu vực xung quanh khu vực kiểm soát  bao gồm các phòng làm
               việc, các lối đi lại, hành lang hoặc khu vệ sinh, khu vực có người qua lại khác
               được yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
                       a) Kiểm soát mức bức xạ để bảo đảm không có sự thay đổi trong quá trình
               làm việc;
                       b) Sử dụng các dấu hiệu cảnh báo bức xạ (biển cảnh báo, đèn cảnh báo, tín
               hiệu cảnh báo) và các biện pháp hạn chế người đi vào các khu vực này.

                       Điều 22. Ứng phó sự cố bức xạ
                       1. Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải lập và phê duyệt
               kế  hoạch  ứng  phó  sự  cố  bức  xạ  cấp  cơ  sở  theo  quy  định  tại  Thông  tư  số
               24/2012/TT-BKHCN  ngày  04/12/2012  của  Bộ  trưởng  Bộ  Khoa  học  và  Công
               nghệ hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
               cấp cơ sở và cấp tỉnh và các yêu cầu cụ thể quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều
               này.
                       2. Cơ sở y tế sử dụng thiết bị chiếu chụp X - quang chẩn đoán y tế phải xây
               dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
                       a) Quy định và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh
               xảy ra các sự cố sau:
                       - Để người không có phận sự ở trong phòng đặt thiết bị khi máy đang phát
               tia;
                       - Nhân viên vận hành đặt nhầm chế độ chiếu, chụp, thực hiện chiếu chụp
               sai so với chỉ định của bác sỹ, chiếu chụp nhầm người bệnh;
                       - Thiết bị hỏng gây ra chiếu xạ không đúng với dự định và phải chiếu chụp
               lại.
                       b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng
               sức khỏe đối với người bệnh chụp X - quang can thiệp khi xảy ra sự cố chiếu quá
               liều đáng kể so với mức liều dự kiến theo chỉ định; điều tra đánh giá liều chiếu xạ
               và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống
               bị chiếu xạ vượt quá mức giới hạn liều quy định;
                       c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và
               trong các trường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;
                       d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra.
                       3. Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị phải xây dựng
               kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
                       a) Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó
               trong các trường hợp xảy ra sự cố sau:
                       - Mất thuốc phóng xạ;
                       - Đổ thuốc phóng xạ gây nhiễm bẩn;
                       - Để người không có phận sự ở trong phòng phân liều thuốc phóng xạ khi


                                                           177
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182