Page 176 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 176

chiếu tối thiểu trên người bệnh nhưng vẫn có chất lượng ảnh phù hợp với yêu cầu
               cho chẩn đoán trong chiếu chụp X - quang;
                       c) Không chiếu xạ vào các bộ phận cơ thể nhạy cảm phóng xạ của người
               bệnh như tuyến sinh dục, thủy tinh thể mắt, vú, tuyến giáp trạng và phải sử dụng
               các biện pháp che chắn thích hợp cho người bệnh khi không thể tránh được;
                       d) Tránh chiếu, chụp vùng bụng và vùng hố chậu của phụ nữ có thai hoặc
               nghi có thai trừ khi có lý do lâm sàng bắt buộc và cần áp dụng các biện pháp để
               hạn chế đến mức nhỏ nhất liều gây ra cho thai nhi khi phải làm như vậy;
                       đ) Không được cho người bệnh và người không có phận sự đứng chờ trong
               phòng  chiếu,  chụp X  -  quang khi  đang thực hiện  chiếu, chụp  cho  người  bệnh
               khác.
                       4. Nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị xạ trị ngoài yêu cầu trách
               nhiệm chung cho bảo vệ người bệnh nêu tại Khoản 2 Điều này phải áp dụng biện
               pháp để liều chiếu xạ lên các mô lành ở mức thấp nhất có thể, phù hợp với mức
               liều cần thiết để đạt mục đích trong xạ trị.
                       5. Nhân viên y tế, kỹ thuật viên phân liều thuốc phóng xạ trong y học hạt
               nhân phải bảo đảm định liều thuốc phóng xạ chính xác theo chỉ định của bác sỹ.
                       6. Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để điều trị nếu có lưu người bệnh đã
               sử  dụng  thuốc  phóng  xạ  phải  bảo  đảm  mỗi  phòng  chỉ  lưu  một  người  bệnh.
               Trường hợp buộc phải bố trí nhiều người bệnh nằm chung phòng, phải sử dụng
               các bình phong chì di động để che chắn sao cho người bệnh này không bị ảnh
               hưởng chiếu xạ từ người bệnh kia.
                       7. Cơ sở y tế phải thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho
               chiếu xạ y tế bao gồm các nội dung:
                       a) Bảo đảm các thiết bị bức xạ, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ phải
               được kiểm định, hiệu chuẩn theo đúng quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch
               này;
                       b) Xác lập các thông số và điều kiện sử dụng thiết bị bức xạ tối ưu để dùng
               làm giá trị tham chiếu cho kiểm định, hiệu chuẩn.
                       8. Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người giúp đỡ,
               chăm sóc người bệnh đang chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa bằng các
               biện pháp như sau:
                       a) Hướng dẫn các biện pháp cơ bản để bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình
               an toàn trước khi để họ tham gia các công việc này;
                       b) Cung cấp trang thiết bị bảo hộ thích hợp để giảm liều chiếu xạ;
                       c) Kiểm soát để bảo đảm liều chiếu xạ các đối tượng này phải chịu trong
               khoảng thời gian chẩn đoán hoặc điều trị của người bệnh không vượt quá 5 mSv.
                       9. Cơ sở y tế phải tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp khắc phục và
               lập thành hồ sơ lưu giữ đối với các trường hợp chiếu xạ y tế sự cố gây ra hoặc có
               nguy cơ dẫn đến liều chiếu xạ trên người bệnh lớn hơn mức dự kiến.
                       Điều 21. Kiểm soát chiếu xạ công chúng
                       Cơ sở y tế phải thực hiện các yêu cầu sau để bảo đảm an toàn cho công
               chúng:
                       1. Có biện pháp kiểm soát để chỉ cho phép nhân viên bức xạ y tế cần thiết
               và những người được chỉ định giúp đỡ người bệnh được ở trong phòng khám,
               điều trị người bệnh trong thời gian chiếu xạ.


                                                           176
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181