Page 159 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 159

- Bolus các loại: Dùng tăng liều lên mặt da  hoặc loại bỏ những vùng trống cavity
               (đảm bảo đồng nhất tối ưu mật độ của tế bào _density)

               4.1.3. Hồ sơ bệnh án
               Đầy đủ và rõ ràng các thông số điều trị cho người bệnh
               4.2. Các bước tiến hành
               Bước 1: Kiểm tra đúng người bệnh, đúng hồ sơ
               Bước 2: Kiểm tra lại hồ sơ liều lượng xạ trị, dự kiến tổng liều, số lượng fraction,
               SSD, số MUs, loại năng lượng và kĩ thuật chiếu xạ cho người bệnh.
               Bước 3: Thực hiện kĩ thuật
               - Hệ thống Laze đồng trục, thước chữ thập chuẩn so với trường sáng chiếu xạ
               (field site)
               - Dùng mạng Lantis chuyển dữ liệu điều trị sang màn hình điều trị
               - Lắp đặt các dụng cụ phụ trợ cố định cần thiết: Giường quay, bộ belly board và
               vac_bag (nếu có) đúng với chỉ định của bác sĩ  và bảng tính liều lượng
               - Hướng dẫn người bệnh bộc lộ vùng cần chiếu xạ (thường phải cởi bỏ áo hoặc
               mặc áo mỏng để lộ toàn bộ vùng ngực) và những điều cần thiết trong suốt quá
               trình chiếu xạ (hít thở đều hạn chế được việc khối u di chuyển theo nhịp thở trong
               quá trình chiếu xạ, khó chịu cần giơ tay báo cho người vận hành máy...)
               - Đặt bệnh nhân trên giường máy đảm bảo Laze dọc trùng với trục Z đi qua mốc
               chữ V, rốn, mũi ức và nằm giữa hai chân
                       Lưu ý: Người ta có thể dùng miếng chì mỏng điều trị Electron cho một số
               bệnh nhân ung thư điều trị bảo tồn (loại bỏ hoàn toàn mô ung thư vú và để lại tối
               đa mô bình thường xung quanh) sau 25 fractions đảm bảo liều vào u là 70 Gy.
               Nên dùng giấy nilon để lưu hình ảnh điều trị cho bệnh nhân Electron. Hạn chế vẽ
               bằng bút dạ dầu trên da bệnh nhân, có thể giữ vệ sinh cho da tốt hơn và không
               gây phản ứng cho da.
               - Dùng thước quang học kiểm tra lại khoảng cách từ đầu máy đến da người bệnh
               hoặc mặt của bolus SSD (soure skin distance)
               - Bác sỹ kiểm tra xem tư thế và vị trí người bệnh đã đúng với chỉ định chưa
               - Khóa (lock) giường điều trị
               - Dặn dò người bệnh và rời khỏi phòng điều trị
               - Khóa (lock) cửa phòng xạ (chắc chắn chức năng interlock hoạt động ổn định)
               - Kiểm tra nhanh lần cuối cùng trước khi sẵn sàng (ready) phát tia
               - Ký tên người thực hiện và xác nhận của bác sĩ

               4.3. Theo dõi
               - Trong quá trình kiểm tra phát hiện dấu hiệu bất thường, cháy da sau 15 - 20
               buổi xạ cần báo cáo bác sỹ
                - Trong quá trình quay máy cần để ý xem đầu máy có thể chạm thành giường
               hoặc các thiết bị phụ trợ để có hướng xử trí
               -  Trong  quá  trình  phát  tia  phải  liên  tục  theo  dõi  màn  hình  (monitor)  quan  sát
               người bệnh, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường phải dừng máy kiểm tra
               - Đối với người bệnh nặng cần phải có sự theo dõi cùng bác sỹ và có đầy đủ dụng
               cụ cấp cứu



                                                           159
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164