Page 155 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 155
BÀI 8
QUY TRÌNH KỸ THUẬT XẠ TRỊ UNG THƯ VÙNG NGỰC
Thời gian: 1 giờ lý thuyết
I. Mục tiêu của bài
- Kiến thức:
1. Trình bày được đại cương, chỉ định và chống chỉ định trong xạ trị ung thư vùng
ngực.
2. Trình bày được quy trình kỹ thuật xạ trị ung thư vùng ngực.
II. Nội dung
1. Đại cương
Là việc thực hiện đặt người bệnh vùng ngực, điều trị bằng thiết bị xạ trị an
toàn, đúng tư thế đã mô phỏng theo ý đồ BSXT.
2. Chỉ định
Các bệnh nhân ung thư vùng ngực có chỉ định của BSXT và đảm bảo các
yêu cầu về chuyên môn
3. Chống chỉ định
- Người bệnh bị loét vùng xạ trị (thường là trước ngực hoặc sau lưng) sau khoảng
15-20 buổi (fractions) cần theo dỗi chặt chẽ và báo ngay bác sĩ để kiểm tra khi
thấy cần thiết.
- Người bệnh có thể trạng quá yếu không đảm bảo trong chuyên môn
- Người bệnh bị khó thở trong co thắt, da xanh, niêm mạc nhợt…
- Máy xạ không đảm bảo về liều lượng
- Không đủ các thiết bị chuyên dùng điều trị cho người bệnh
- Máy hoạt động không đảm bảo, mất ổn định và có bất cứ yếu tố nguy hiểm nào
cho người bệnh
- Các yếu tố không đảm bảo yêu cầu chuyên môn khác
4. Quy trình xạ trị
4.1. Chuẩn bị
4.1.1. Nhân viên
BSXT, Kỹ sư vật lý, Kỹ thuật viên mặc áo blue, khẩu trang, mũ; Đeo liều
kế cá nhân
4.1.2. Phương tiện
- Hồ sơ liều lượng xạ trị đầy đủ xác nhận của những người có trách nhiệm
- Máy xạ trị từ ngoài: Cobalt, Linac accelerator
- Dụng cụ phụ trợ: Các hệ con_bean dùng cho điều trị Electron, retical, khay lắp
các khối chì, mặt nạ cố định, các dụng cụ cố định cho người bệnh, băng dính, bút
dạ đánh dấu…
- Ga trải giường và chăn đắp đảm bảo vệ sinh
- Chuẩn bị người bệnh: Đánh giá thể trạng và tâm lý người bệnh
- Các khối che chắn, ni lông và hình vẽ với từng người bệnh
- Mặt nạ chì cho điều trị Electron túi xốp cố định (Vac_Bag) thường để dùng cố
định cho BN vú, thực quản, phổi…
- Bolus các loại: Dùng tăng liều lên mặt da hoặc loại bỏ những vùng trống cavity
(đảm bảo đồng nhất tối ưu mật độ tế bào _Density)
155