Page 12 - Giáo trình môn học lý thuyết X-Quang chuẩn đoán
P. 12
2.1. Dấu hiệu bóng mờ
Trên các phim chụp thông thường nếu có hai vùng đậm có tỷ trọng dịch
nằm cạnh nhau tia trung tâm đi vào tiếp tuyến với bề mặt tiếp xúc thì hình
giới hạn giữa hai vùng bị xoá tại vị trí tiếp xúc. Trên thực tế tỷ trọng của hai
tổ chức có thể khác biệt nhưng độ dày của một tổ chức có thể bù lại khả năng
hấp thụ, chính vì vậy lớp mỡ của góc tâm hoành có thể xoá bờ của tim khi lớp
mỡ đủ dày.
Dựa vào dấu hiệu này có thể chẩn đoán được vị trí nông, sâu của một
khối trên phim chụp thẳng, ví dụ: một khối mờ cạnh tim nếu xoá mất bờ tim
có nghĩa là nằm về phía trước, còn khi bờ tim không bị xoá có nghĩa là khối
này nằm sát trung thất sau. Trên phim chụp nghiêng, phía trước của cơ hoành
trái bị xoá do tiếp xúc với bóng tim.
a b
Hình 1.8: Dấu hiệu bóng mờ
Nếu khối mờ nằm cùng mức với bóng mờ của tim (phim nghiêng a), nên làm
mất đường bờ giữa bóng tim và tổn thương (phim thẳng bên phải).
Nếu khối mờ không nằm cùng mức với bóng mờ của tim (phim nghiêng b),
thì không làm mất đường bờ giữa bóng tim và khối (phim thẳng bên trái).
12