Page 7 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 7
- Khối nửa đặc nửa lỏng: hình khối đặc rỗng âm, trong lòng có vài âm
vang rải rác ví dụ như khối áp xe, tụ máu có máu cục.
Hình 4.5: Hình minh họa khối dạng hỗn hợp (có phần đặc và
phần dịch) làm tăng cường âm phía sau
Tóm lại: người làm siêu âm phải có kỹ năng phân tích và tổng hợp các
hình ảnh thông qua các dấu hiệu siêu âm đã mô tả ở trên để có thể nhận định
được phần nào đặc tính mô của một tạng đang thăm khám, cung cấp thông tin
có giá trị về mặt chẩn đoán.
6. CẤU TẠO CỦA MÁY SIÊU ÂM
Gồm 5 bộ phận chính:
1. Đầu dò: Là nguồn phát sóng âm và nguồn thu các sóng phản hồi
2. Dây cáp: nối giữa đầu dò và hệ thống xử lý tín hiệu
3. Hệ thống xử lý tín hiệu
4. Màn hình siêu âm
5. Máy in ảnh siêu âm
Ngoài ra các máy siêu âm hiện đại ngày nay còn thiết kế thêm giá đỡ đầu dò,
khay để gel, màn hình cảm ứng…
Trong đó đầu dò được coi là trái tim của máy siêu âm
6.1. Cấu tạo chung của đầu dò
Dựa vào hiệu ứng trên người ta đã sử dụng tinh thể gốm áp điện để chế tạo
đầu dò siêu âm. Đầu dò vừa đóng vai trò đầu phát vừa đóng vai trò đầu thu.
Về mặt kỹ thuật việc này được thực hiện như sau: tinh thể gốm của đầu
dò được nuôi bằng các chuỗi xung cao tần. Cứ sau mỗi xung phát đầu dò lại
làm nghiệm vụ tiếp nhận sóng hồi âm. Độ lặp lại của các chuỗi xung phụ
7