Page 2 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 2

trường  vuông  góc  với  tia  sóng.  Sóng  ngang  xuất  hiện  trong  các  môi
                  trường có tính đàn hồi về hình dạng. Tính chất này chỉ có ở vật rắn.

                      - Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường

                 trùng với tia sóng. Sóng dọc xuất hiện trong cá môi trường chịu biến dạng
                 về thể tích, do đó nó truyền được trong các vật rắn cũng như trong môi

                 trường lỏng và khí.

                      Sóng siêu âm ứng dụng trong y học thuộc sóng dọc

                 1.2.2. Theo tần số

                      - Sóng âm tần số cực thấp hay gọi là vùng hạ âm: f< 16Hz, ví dụ

                 sóng địa chấn.

                      - Sóng âm tần số nghe thấy: f= 16Hz- 20kHz.

                      - Sóng siêu âm: f >20kHz.

                      Các nguồn sóng siêu âm có trong tự nhiên: Dơi, một vài loài cá biển

                 phát sóng siêu âm để định hướng … Nói chung các sóng này nằm trong
                 vùng tần số  20 – 100 kHz. Sóng siêu âm ứng dụng trong y học có tần số
                 từ 700 KHz đến 50 MHz trong đó siêu âm chẩn đoán sử dụng các tần số

                 từ 2 MHz đến 50 MHz.

                 1.3. Các đại lượng đặc trưng

                      - Chu kỳ T là khoảng thời gian thực hiện 1nén và 1 giãn, tính bằng

                 giây.

                      - Tần số f (Hz): số chu kỳ thực hiện được trong một giây.

                      - Vận tốc truyền âm (m/s) là quãng đường mà sóng truyền được sau
                 một đơn vị thời gian.


                      - Độ dài bước sóng λ(m) là quãng đường mà sóng truyền được sau
                 khoảng thời gian bằng một chu kỳ: λ = vT=v/f.

                 2. CÁC MẶT PHẲNG GIẢI PHẪU

                 2.1. Mặt phẳng ngang:

                      Mặt phẳng này phân chia cơ thể thành hai phần, phần trên và phần

                 dưới

                 2.2. Mặt phẳng dọc:

                       Còn gọi là mặt phẳng dọc đứng, chia cơ thể thành hai phần hai bên,



                                                                                                   2
   1   2   3   4   5   6   7