Page 4 - Giáo trình môn học Siêu âm
P. 4
Phần gốc Gần với phần gốc của chi hay Hẹp ở phần gốc động mạch
phần nguyên ủy của dây thần thận.
kinh, mạch máu hoặc cơ.
Phần xa Phía xa khỏi gốc của chi hay Thiếu máu ở phần xa của chi.
nguyên ủy của cấu trúc.
Phần nông Gần bề mặt cơ thể. Lớp nông của cơ thắt lưng.
Phần sâu Xa bề mặt cơ thể. Lớp sâu của cơ thắt lưng.
4. QUI ƯỚC VỀ TƯ THẾ BỆNH NHÂN
4.1. Tư thế nằm ngửa:
Tư thế này được coi là chuẩn mực cho thăm khám siêu âm bụng nói
chung. Mặt khác, tư thế này rất phù hợp với sinh lý của cơ thể, cho phép sự
giãn cơ thoải mái của bệnh nhân và làm giảm chiều dày của thành bụng. Tư
thế này thăm khám được hầu hết các tạng trong ổ bụng.
4.2. Tư thế nằm nghiêng phải và nghiêng trái:
Lúc này mặt phẳng của cơ thể vuông góc với mặt giường khám, nghiêng
phía bên nào thì bên ấy sát với mặt giường.
4.3. Tư thế chếch sau phải và chếch sau trái:
Lúc này phía sau (phía lưng) của mặt phẳng đứng ngang tạo với mặt
phẳng giường một góc 45◦, bên có tên gọi tương ứng với mặt giường.
4.4. Tư thể chếch trước phải và chếch trước trái:
Phía trước (phía bụng) của mặt phẳng đứng ngang tạo một góc 45◦ với
mặt phẳng giường.
Đôi khi cần thiết phải khám ở tư thế nằm sấp, ngồi hoặc đứng.
Tóm lại trong quá trình thăm khám siêu âm cần phải linh hoạt, khám ở
nhiều tư thế (nếu điều kiện bệnh nhân cho phép) với mục đích tạo cửa sổ siêu
âm thuận lợi cho việc thăm dò các tạng. Muốn vậy, người làm siêu âm phải
hiểu ưu, nhược điểm của từng tư thế, ở tư thế này thuận lợi cho việc thăm
khám tạng này, nhưng lại không tốt cho thăm khám tạng khác.
5. MỘT SỐ DẤU HIỆU SIÊU ÂM CƠ BẢN
Hình ảnh siêu âm của một cấu trúc được xây dựng dựa trên đặc tính
4