Page 78 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 78

BÀI 3
                          CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH
                              VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH
                                                                                   Thời gian: 2 giờ lý thuyết
               Mục tiêu của bài
               - Kiến thức:
               1. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh cắt lớp vi tính.
               2. Trình bày được phương pháp xử lý ảnh cắt lớp vi tính.
               - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
               3. Thể hiện ý thức học tập nghiêm túc, tự giác, tập trung.
               Nội dung bài
               1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh cắt lớp vi tính
                     Hình ảnh giả tạo hay nhiễu ảnh (artifact) là những hình nhân tạo không đúng với
               thực tế, thường làm cho ảnh thu được không có giá trị chẩn đoán.
                     Ảnh giả đều có thể gặp trong ảnh siêu âm, ảnh CLVT, ảnh cộng hưởng từ… Ảnh
               giả làm giảm đáng kể chất lượng ảnh thu được. Ảnh giả cũng có thể gây ra chẩn đoán
               sai. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các phương pháp ngăn ngừa hoặc khử ảnh
               giả là những việc quan trọng để thu được ảnh đúng và có chất lượng cao.
                     Trong chụp cắt lớp điện toán CLVT, ảnh giả là thuật ngữ được dùng để biết sự
               khác nhau giữa số CLVT trong ảnh được tái tạo và hệ số suy giảm thực tế của vật.
               Một ảnh giả là bất kì nhiễu hay lỗi trong ảnh mà không phải của bộ phận đang được
               chụp. Ảnh CLVT có đặc điểm là dễ xảy ra ảnh giả hơn so với ảnh X-quang, do ảnh
               CLVT được tái tạo từ các thông tin thu được từ đầu dò. Có nhiều nguyên nhân gây ra

               ảnh giả có thể có  như sau:
               1.1. Sự làm cứng chùm tia
                     Tia X dùng trong CLVT là dải photon có năng lượng từ 25 keV đến 120 keV.
               Khi chiếu tia X qua một lớp mô hoặc xương, phần photon năng lượng thấp sẽ bị hấp
               thụ nhiều hơn phần năng lượng cao. Vì vậy, năng lượng trung bình của chùm tia X sẽ
               tăng lên. Người ta nói rằng chùm tia đã bị “làm cứng”. Hệ số hấp thụ là đại lượng đặc
               trưng cho khả năng hấp thụ tia bức xạ của vật. Xương có cấu trúc đặc hơn mô, nên hệ
               số hấp thụ tia X của nó cũng lớn hơn. Do đó, xương làm cứng chùm tia mạnh hơn so
               với mô ở cùng độ dày.
                     Hiện tượng làm cứng chùm tia (beam hardening) sẽ tạo ra ảnh giả do chùm tia ở
               các hướng khác nhau bị làm cứng khác nhau. Điều này sẽ gây ra sự nhầm lẫn trong
               thuật toán tái tạo ảnh (H 1.8).























                                                              78
   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83