Page 103 - Giáo trình môn học Nguyên lý tạo ảnh
P. 103

•  Hệ thống thiết bị vô tuyến (hệ thống RF): tạo từ trường B 1 kích động quá trình
                      tạo tín hiệu CHTHN và thu nhận tín hiệu CHTHN.

                   •  Hệ thống máy tính, bao gồm hệ thống điều khiển (điều khiển toàn bộ quá trình
                      chụp), hệ thống lưu trữ và xử lý (xử lý tín hiệu để tạo ảnh) và hệ thống phân
                      tích và hiển thị (phân tích và hiển thị ảnh).
                   •  Hệ thống nguồn: cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống.
                      Ngoài ra, để đưa bệnh nhân vào chụp (định vị bệnh nhân trong khoang chụp)
               và kiểm soát bệnh nhân trong quá trình chụp, thiết bị còn có hệ thống định vị và kiểm
               soát bệnh nhân.
               2.1.2. Phân loại thiết bị chụp cắt lớp CHTHN
               a. Phân loại theo cường độ từ trường
                      Cách phân loại thông thường nhất là thông qua cường độ từ trường được sử
               dụng. Thiết bị chụp cắt lớp CHTHN hiện sử dụng trong chẩn đoán y tế sử dụng nhiều
               dạng trường từ 0,2T đến 4,0T. Không có định nghĩa chặt chẽ nào về trường mạnh hay
               yếu nhưng hầu hết các thiết bị sử dụng từ trường 1,0T trở lên được phân loại là từ
               trường mạnh và dưới 0,2T gọi là từ trường yếu. Các thiết bị sử dụng trường từ 0,2T
               đến 1,0T gọi là từ trường trung bình. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ
               hiện  cho  phép  lưu  hành  các  thiết  bị  sử  dụng  từ  trường  1,5T  trở  xuống. Hai  hãng
               Instrumentarium  và  Toshiba  đưa  ra  các  thiết  bị  hoạt  động  ở  từ  trường  0,02T  và
               0,064T,  đôi  khi  chúng  được  gọi  là  các  thiết  bị  chụp  cắt  lớp  CHTHN  sử  dụng  từ
               trường siêu thấp. Ngược lại, một số thiết bị với từ trường 2T hay 4T hiện tại đã được
               chế tạo dùng cho chẩn đoán y tế, các thiết bị này đôi khi được gọi là thiết bị chụp cắt
               lớp CHTHN từ trường siêu cao.
               b. Phân loại theo loại nam châm
                      Cách phân loại thứ hai dựa trên loại nam châm được sử dụng. Có 3 loại thiết bị
               chụp cắt lớp CHTHN dựa trên 3 loại nam châm:
                      −  Nam châm vĩnh cửu.
                      Loại nam châm này có ưu điểm cơ bản là không cần nguồn điện cung cấp và
               có chi phí thấp hơn các loại nam châm khác. Hạn chế của nam châm loại này là:
               cường độ từ trường và độ đồng nhất của từ trường tạo ra tương đối thấp (thường
               không quá 0,3T) và bị suy giảm trong quá trình hoạt động, trọng lượng nam châm
               lớn.
                      −  Nam châm điện.
                      Nam châm loại này được chế tạo từ một loại dây dẫn điện truyền thống, chẳng
               hạn như đồng. Khi dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ tạo ra từ trường. ưu điểm của nam
               châm này là độ đồng nhất từ trường khá tốt, trọng lượng không lớn. Hạn chế của
               chúng là cường độ từ trường tạo ra tương đối thấp (thường cũng không quá 0,3T), chi
               phí khá cao do công suất tiêu thụ điện năng lên tới hàng chục kW, quá trình hoạt
               động có sinh nhiệt nên cần có hệ thống làm mát thông thường (làm mát bằng nước).

                      −  Nam châm siêu dẫn.
                      Nam châm siêu dẫn là một loại nam châm điện nhưng làm việc trong chế độ
               siêu dẫn. Nó gồm một cuộn dây dẫn điện không có điện trở có dòng điện chạy qua.
               Điều này có nghĩa là một dây siêu dẫn nhỏ cũng có thể cho dòng điện khá lớn chạy
               qua mà không có tổn hao điện năng do sinh nhiệt. ưu điểm lớn nhất của nam châm
               loại này là tạo ra được từ trường có cường độ lớn và độ đồng nhất rất cao. Có hai yêu
                                                             103
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108